
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationVà, ở bất cứ studio nào cũng vậy, nếu muốn chụp khách phải đăng ký trước ít nhất là 5 ngày với loại chân dung thường, còn ảnh cưới có khi phải chờ cả tháng... Sau khi đi thực tế ở nhiều studio, tôi đã biết thêm được rất nhiều điều thú vị và nhận thấy rằng giá cả ở các studio đôi khi, không nằm ở chất lượng ảnh mà chính trên thương hiệu!
Phải “có tiếng” mới có tiền!
Cũng như những loại hình kinh doanh khác, bất kỳ một studio chụp ảnh nào khi mới hình thành cũng đều chịu những sức ép từ nhiều phía và lận đận trong thời gian đầu. Thế nhưng, nếu biết cách và có quan hệ rộng thì chẳng mấy chốc có thể thành “sao” trong làng dịch vụ. Trong các studio tên tuổi chuyên về chân dung hiện nay như: Lê Thanh Hải, Hải Sơn, Phó Bá Cường, Nguyễn Á, Quốc Huy, Lý Võ Phú Hưng, Tô Thanh Nghiệp, Đăng Lương, Phạm Hoài Nam, Thành Nguyễn, Ngô Anh Khôi... studio nào mà chẳng từng mất một thời gian dài để khẳng định thương hiệu của mình.
Khi tạo dựng được tên tuổi, các studio không còn mang hình đến gửi ở các báo mà chỉ chụp theo yêu cầu của báo, của người nổi tiếng và vẫn tính tiền bình thường, song ở mức giá hữu nghị. Tiền nhuận ảnh, nếu người mẫu trong ảnh do họ mời, họ vẫn nhận đầy đủ chứ không phải chỉ cần sản phẩm được công nhận và cần tên của mình được lên báo như trước kia.
Song, cũng có những studio kiên quyết không nhận nhuận ảnh, dù số tiền có lên đến vài triệu đồng, như Studio Đăng Lương. Nhiếp ảnh gia này cho biết, số tiền nhuận ảnh mà bất kỳ một tờ báo nào trả, anh cũng đều tặng lại để hỗ trợ thêm cho các phóng viên vì anh biết thu nhập của các phóng viên chẳng có là bao. Anh tâm sự: “Tôi thích chụp hình cho báo vì tôi cần được “phiêu” để giữ được trạng thái hứng khởi trong công việc kinh doanh hằng ngày. Chụp hình cho khách đòi hỏi sự thực tế, sự chuẩn xác và hiếm khi thể hiện được cái “tôi” của mình trong bức ảnh. Còn chụp cho văn nghệ sĩ lại khác: đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo, sự “phiêu” để không bị trùng lắp và tất nhiên, ngoài vấn đề làm bật lên được tính cách của người mẫu trong ảnh, còn có thấp thoáng bóng dáng mình trong đó”.
Công nghệ kỹ thuật số: Phù thủy hiện đại!
Khoảng từ năm 2001, khi công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số bắt đầu phát triển ở Việt Nam, không chỉ các tiệm cho thuê áo cưới đầu tư phòng chụp ảnh mà các studio chuyên chụp ảnh chân dung cũng mọc ra như nấm sau mưa. Chỉ cần biết chút ít về nhiếp ảnh, cách bố cục ánh sáng, sử dụng được phần mềm Photoshop và có một số vốn kha khá (tối thiểu 250 triệu) là người ta có thể làm chủ được một studio. Về máy chụp, phần lớn các studio ngày nay đều sử dụng chính là máy kỹ thuật số (KTS), song họ cũng phải đầu tư máy chụp phim lớn và phim nhỏ, phòng khi có khách yêu cầu. Hầu hết các studio đều có giá chụp KTS đắt hơn chụp phim nhưng cũng có nơi ngược lại. Thông thường giá chụp KTS từ 20 – 25.000đ/kiểu ảnh chân dung. Ở studio P.H.N có nguyên tắc là không chụp lẻ, chụp chân dung cũng phải làm luôn một album với giá 1,5 triệu/36 kiểu ảnh. Như vậy vị chi mỗi tấm chụp KTS ở đây có giá tương đương 42.000đ. Nếu khách muốn chụp phim, studio P.H.N chỉ nhận chụp phim lớn giá khoảng 200 ngàn/kiểu ảnh (trong đó tiền phim 500 ngàn/cuộn/10 kiểu và công chụp 1,5 triệu).
Ngày nay hầu hết khách hàng đến studio đều yêu cầu chụp KTS, bởi đơn giản chụp KTS sẽ chỉnh sửa được các khiếm khuyết (nếu có) trên khuôn mặt và thân thể, cũng như nhìn thấy hình ngay. Sau khi chọn lọc, mỗi tấm ảnh của khách đều được xử lý rất công phu và mất nhiều thời gian trong phần mềm Photoshop. Song, theo nhiếp ảnh gia Lý Võ Phú Hưng thì hiện tượng chụp ảnh KTS đến thời điểm này hình như đã bão hòa, bởi người ta bắt đầu sợ những nét giả tạo. Thế nhưng, các nhiếp ảnh gia tâm sự rằng điều khiển họ rất ngần ngại chính là việc khách hàng yêu cầu chụp ảnh “nuy”!
Bùng nổ xu hướng chụp ảnh nuy
Người mẫu chụp ảnh “nuy” là chuyện... xưa rồi! Ngày nay không chỉ có các cô gái đến studio yêu cầu chụp loại ảnh này mà còn rất nhiều phụ nữ ở lứa tuổi U30, U40 và... cánh đàn ông nữa. Lý Võ Phú Hưng cho biết: “Tôi thường xuyên bị khách hàng yêu cầu chụp loại ảnh này, thế nhưng chưa bao giờ tôi nhận lời chụp “nuy” hoàn toàn mà thỉnh thoảng chỉ chụp ở mức độ nửa hở nửa kín. Tôi không ngại điều gì bởi người phụ nữ muốn lưu giữ kỷ niệm ở tuổi thanh xuân của mình cũng là điều cần thiết, phải không? Nhưng theo tôi, để có được một bức ảnh “nuy” đẹp, trước nhất người mẫu trong ảnh phải có thân hình đẹp và biết diễn xuất trước ống kính. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi rất cao ở tay nghề, trình độ thẩm thấu nghệ thuật và sự đầu tư của người nhiếp ảnh. Nếu không hội tụ đủ những yếu tố này, những bức ảnh chụp ra chắc chắn sẽ rất trơ trẽn và vô duyên”.
Tôi đã đến thăm dò ở các studio như Đăng Lương, Phạm Hoài Nam, Tô Thanh Nghiệp, Ngô Anh Khôi, Anh Khôi, Nguyễn Tuấn Anh, Thành Nguyễn... về việc chụp ảnh “nuy”, hầu hết câu trả lời cũng đều tương tự thế. Song, theo ghi nhận của tôi, hình như đấy chỉ là một lý do nhỏ. Điều khiến các studio ngần ngại không dám chụp chính là sự phản ứng, thậm chí là hăm dọa, kiện tụng từ người thân của khách hàng. Studio P. đã từng bị công an đến kiểm tra vì bị vợ của một “người mẫu” nam mà studio này đã chụp “nuy” kiện. Studio Đ. cũng từng bị gia đình một cô gái Việt kiều đến quậy và dọa kiện vì tội dám chụp hình hơi sexy cho cháu gái của họ... Sau này thi thoảng studio Đ. cũng nhận lời chụp cho khách dạng ảnh “nuy” nghệ thuật, nửa kín nửa hở nhưng với điều kiện khách hàng phải viết giấy yêu cầu, đề phòng những chuyện không hay xảy ra.
Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, việc chụp ảnh “nuy” nghệ thuật đã không còn là điều cấm kỵ hay đáng lên án. Nếu đơn thuần người ta chỉ chụp để lưu giữ khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời của mình và nhiếp ảnh gia chỉ thực hiện công việc của một người tạo ra tác phẩm nghệ thuật thì sẽ không có điều phải bận tâm. Ngoài những cô gái làng chơi đi chụp “nuy” để tự “tiếp thị” mình (qua các đường dây gái gọi, trên mạng và cả trên điện thoại di động), đằng sau còn có cả những thợ chụp ảnh lén lút sử dụng ảnh khách hàng vào mục đích xấu. Trước đây một studio không tên tuổi ở quận Bình Thạnh đã từng sử dụng hình “nuy” của khách để làm móc chìa khóa. Rất may công an kịp thời phát giác và tịch thu đến mấy bao sản phẩm đồi trụy này. Còn trong làng người mẫu, sau vụ việc của người mẫu N.H.N, ca sĩ N.H.N bị tung ảnh khỏa thân lên mạng, mới đây dư luận lại rộ lên chuyện người mẫu, diễn viên điện ảnh B.H bị đưa lên mạng đến 43 tấm ảnh “nuy”.