
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Bác sĩ Trần Văn Quý, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Phú (TP Thủ Đức, TP HCM), cho biết trạm đã bắt đầu triển khai phát thuốc BHYT từ năm 2015-2016. Tuy nhiên, từ đó đến khi ngưng hoạt động (năm 2020) cũng không khi nào đủ số thuốc cho người bệnh.
Thiếu trước, hụt sau
Theo bác sĩ Quý, hiện có hơn 180 cụ trên 80 tuổi và hơn 80 người khuyết tật điều trị bệnh tại Trạm Y tế phường Hiệp Phú. "Trong đó, nhiều người mắc bệnh mạn tính không lây (đái tháo đường, huyết áp, tim mạch...) đã được điều trị ổn định tại bệnh viện cần lấy thuốc tại trạm để hạn chế thời gian đi lại và chờ đợi. Bởi những đối tượng này cũng thường xuyên uống thuốc duy trì hằng tháng. Tuy nhiên, số thuốc BHYT chủ yếu chỉ điều trị các bệnh thông thường còn bệnh mạn tính vẫn chưa được thực hiện" - bác sĩ Quý nói.
Bác sĩ Quý cũng cho biết theo danh mục thuốc BHYT được cấp phát tại trạm có 67 loại. Nhưng đáp ứng nhu cầu chỉ có khoảng 10 loại thuốc. Trong đợt này, đơn vị sẽ tổng hợp các loại thuốc nằm trong danh mục người dân có nhu cầu trình lên lãnh đạo để đề xuất khi Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung.
Tại Trạm Y tế phường 4, quận 10, TP HCM dù quản lý hàng ngàn người dân trên địa bàn nhưng lượng bệnh nhân đến khám tại trạm rất ít. Nguyên nhân do tủ thuốc không có thuốc. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và nhân lực không bảo đảm khiến người dân càng quay lưng với trạm y tế. Đại diện Trạm Y tế phường 4 cho biết nguồn thuốc của trạm thông thường được Bệnh viện quận 10 phân bổ (về các phường). Thay vì trước kia đề xuất 10 loại thuốc sẽ được duyệt hết hoặc thiếu 1-2 loại, nay 10 loại chỉ được cấp khoảng 1-2 loại. Lý do được bệnh viện đưa ra là do chưa đấu thầu được thuốc.
Cùng chung tình cảnh trên, tủ thuốc tại Trạm Y tế phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM cũng thiếu trước hụt sau, khiến các bác sĩ tại trạm dù muốn khám, cấp thuốc cho người dân nhưng đành chịu.
Bác sĩ chuyên khoa I Lâm Thanh Hương, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, cho biết năm 2015, theo chỉ đạo của Sở Y tế, các trạm y tế trên địa bàn sẽ triển khai khám BHYT tại trạm. Thời điểm đó chưa sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức nên khu vực quận Thủ Đức có 12/12 phường, xã đủ điều kiện; quận 9 cũ có 6/13 trạm; quận 2 chỉ có 1/7 trạm đủ điều kiện khám cấp thuốc BHYT. Hoạt động này được duy trì thực hiện đến năm 2020 thì ngưng.
Lý giải nguyên nhân này, bác sĩ Hương cho hay để khám được BHYT thì cần phải có bác sĩ của các bệnh viện hỗ trợ. Tuy nhiên, giờ làm việc của bác sĩ trùng với giờ tại trạm, vì vậy về lâu dài không đáp ứng được các điều kiện nên tạm ngưng cung cấp thuốc. "Hiện tại, TP Thủ Đức chỉ còn duy trì được 2 phường là Bình Chiểu và Hiệp Bình Chánh. Bởi đây là phòng khám đa khoa vệ tinh thuộc Bệnh viện TP Thủ Đức. Tất cả hoạt động tại phòng khám từ nhân sự, trang thiết bị, thuốc men đều do bệnh viện thực hiện, trừ địa điểm là được đóng tại trạm y tế của 2 phường này" - bác sĩ Hương chia sẻ.
Theo bác sĩ Hương, nhiều trạm y tế người dân có nhu cầu thăm khám BHYT tại trạm, song trạm y tế thuộc tuyến 4 nên hạn chế về danh mục thuốc. Thời điểm còn duy trì hoạt động, 1 tháng trung bình các trạm y tế trên địa bàn (trừ 2 phòng khám đa khoa vệ tinh) có khoảng vài chục đến hơn 100 ca bệnh đến thăm khám. Trong thời gian thực hiện hoạt động thăm khám, thuốc BHYT tại các trạm cũng thiếu nhiều loại, chủ yếu là thuốc điều trị bệnh thông thường. Bên cạnh đó, với mục tiêu sẽ cấp thuốc điều trị các bệnh mạn tính không lây nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được.
Nhân sự trạm y tế nghỉ việc hàng loạt
Bác sĩ Hương cũng cho biết hiện tại trạm y tế vẫn thực hiện các hoạt động nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia như cấp thuốc tâm thần, HIV, tiêm ngừa... Bên cạnh đó, vẫn thực hiện khám chữa bệnh khi người dân có nhu cầu nhưng sẽ kê toa cho bệnh nhân ra ngoài mua.
Tại TP Thủ Đức có 5 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, trong đó chỉ có 2 phòng khám đa khoa vệ tinh do bệnh viện thực hiện là phát triển, 3 trạm y tế còn lại chưa thể hiện được chức năng vì thiếu thiết bị cận lâm sàng. Bên cạnh đó, nếu có thiết bị thì phải có con người, trong khi tình hình chung ở TP HCM là không thu hút được nhân lực về trạm y tế, dẫn đến thực trạng nhức nhối: thiếu thuốc, thiếu cả người kê toa thuốc.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Trường An, Trưởng Trạm Y tế phường Tân Quy (quận 7), cho biết trạm luôn trong tình trạng thiếu người. Hiện số dân trong phường hơn 23.000 người nhưng nhân lực của trạm chỉ có 5 người, nên bắt buộc phải làm nhiều việc hơn. "Với số dân hiện có ở địa bàn, trạm cần 9-10 người mới đảm đương được khối lượng công việc. Nhiều lần trạm cũng nhận tiếp nhận nhân viên y tế về nhưng họ chỉ làm thời gian ngắn rồi cũng nghỉ" - bác sĩ An cho hay.
Dù TP HCM đã tăng cường năng lực y tế cơ sở khi đưa hàng loạt bác sĩ trẻ mới ra trường về các trạm y tế, song đại diện Trung tâm Y tế TP Thủ Đức cho rằng thực trạng của trạm y tế chỉ cần bác sĩ có chứng chỉ hành nghề là làm được, còn các bác sĩ trẻ mới ra trường về trạm cũng chỉ có thể kê toa điều trị Covid-19 vì đang trong gia đoạn dịch bệnh. Đối với bệnh thông thường khác, theo Luật Khám chữa bệnh, để kê toa phải có chứng chỉ hành nghề thì đội ngũ này chưa đáp ứng được.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 18-6
Kỳ tới: "Trăm dâu đổ đầu... người bệnh"