
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationCả một “rừng” tranh cho bạn lựa chọn và muốn bao nhiêu, kiểu gì cũng được. Tiền ấy, tranh ấy, thật hay giả mỗi người mua tự hiểu lấy...
Xưởng “copy” di động và...
Ở Hà Nội hiện nay, nhất là khu vực phố cổ hoặc những nơi du khách nước ngoài thường xuyên đặt chân mỗi khi đến Việt Nam, có rất nhiều gallery hay các cửa hàng bán phiên bản tranh, tượng nghệ thuật. Chỉ cần một diện tích không lớn, chưa đầy 15 m2 mặt phố, thế là đủ để trở thành một nơi trưng bày và bán tranh, vừa là xưởng vẽ di động của những ông chủ gallery, những người có thể chỉ là “ngoại đạo” không nhất thiết phải am hiểu hội họa sành sỏi, nhưng nhất định phải có đầu óc kinh doanh. Ở đó, từ mờ sáng tới chiều tối, một nhóm người gồm cả nam lẫn nữ, cả trẻ lẫn già ngồi miệt mài vẽ. “Nguyên mẫu” của họ là những tấm bưu thiếp hay những ấn phẩm in phiên bản các tác phẩm hội họa nổi tiếng kim cổ đông tây. Vẽ càng chuẩn, ông chủ càng hài lòng, công xá càng cao. Đôi khi phiên bản còn “sáng sủa” hơn cả bản gốc! Trình độ của người vẽ lại không phải ở chỗ thẩm mỹ, sáng tạo, nghệ thuật mà ở kỹ xảo, kỹ thuật sao chép, người sao chép tranh không bắt buộc phải là một họa sĩ mà trước hết là một thợ “bắt chước” giỏi. Như ông Vi Kiến Thành, Vụ phó Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Bộ VH-TT và chủ một gallery trên đường Hàng Trống, cho biết để sao chép tranh tốt chưa chắc một họa sĩ tài năng đã bằng một anh thợ lành nghề. Vì họa sĩ, do bản năng sáng tạo thay vì “sao y bản chính” lại đưa vào đó những ý tưởng riêng, những sáng tạo riêng. Mà như vậy thì không còn là danh họa đã được thế giới công nhận nữa. Cũng theo ông Vi Kiến Thành, hiện những người thợ chép tranh ở Hà Nội phần nhiều đều xuất xứ từ Nam Định, nơi có hẳn mấy làng nghề chép tranh. Cũng là một kiểu nghề gia truyền với những bí quyết riêng được giữ gìn rất cẩn trọng.
Thù lao không phụ thuộc vào mức độ khó, dễ của tranh mà vào số ngày công để hoàn thành sản phẩm. Với mỗi “tác phẩm” như vậy, thợ được trả chừng 200.000 - 300.000 đồng, còn chủ bán nó với giá ít thì 500.000 đồng, nhiều thì cả mấy triệu đồng, tùy theo chất lượng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ của khách mua.
Ông chủ của một xưởng tranh chép ở ngõ Bảo Khánh cho biết, giá của tranh chép không phải là yếu tố cạnh tranh chính giữa các cửa hàng tranh mà nó phụ thuộc vào nguồn sao chép - sự phong phú, đa dạng của các bưu thiếp và các sách tranh nghệ thuật mà ông chủ sưu tầm được. Gallery nào càng có nhiều bưu thiếp (làm mẫu để vẽ) của các họa sĩ danh tiếng thì nó càng phong phú về sản phẩm. Càng phong phú về sản phẩm thì càng đông khách. Nhưng để có được một bưu thiếp đó, khó khăn không phải là ở giá tiền từ một trăm đến vài trăm ngàn đồng mà là ở chỗ mua poster ở đâu. Nguồn sao chép không chỉ là bí mật nhà nghề mà còn là bảo vật gia truyền của mỗi gallery. Vẽ xong một phiên bản là chủ nhân của poster ấy giấu biến ngay.
Khóc hay cười?
Trước một thị trường tranh chép nhộn nhịp như vậy, nếu thực hiện đúng nguyên tắc của ngành văn hóa đặt ra thì quyền lợi của người sáng tác không bị ảnh hưởng. Nhưng hiếm một cửa hàng nào thực hiện đúng theo quy định đó. Vì vậy đã có nhiều chuyện dở khóc, dở cười xảy ra.
Nguyễn Tư Nghiêm là một danh họa nổi tiếng ở nước ta. Tranh của ông cũng bị sao chép, làm giả công khai ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Chuyện thế này. Hôm đó, sau khi nghe một người quen kể người ta bày tranh của ông trang trọng trong một chiếc tủ kính ở phố Tràng Tiền để bán. Ông vội vàng ra chỗ bán tranh này để xem thực hư thế nào bởi thực tế, hoàn toàn ông không có bức tranh nào bày bán. Ra đến nơi, thấy đúng vậy. Khi ông hỏi về xuất xứ bức tranh thì được cô bán hàng giới thiệu không ngớt: “Đây là tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Nguyễn Tư Nghiêm. Tranh gốc “xịn”. Có cả chữ ký của danh họa đây này...”. Để cho cô bán hàng nói xong, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vừa cười vừa rút trong túi ra chứng minh thư cho cô xem. Xong xuôi, ông đề nghị cô mở tủ kính, lấy bức tranh để ông có thể nhìn kỹ hơn “đứa con tinh thần giả” của mình thì cô bán hàng nói không có chìa khóa mở tủ. Cô hẹn ông hôm sau đến sẽ mở tủ lấy tranh cho ông xem. Đến ngày hôm sau, khi ông đến nơi thì ôi thôi bức tranh của ông, bức tranh người ta hẹn cho ông xem, đã không còn ở đó mà thay vào là một bức tranh hoàn toàn khác.
Cũng như họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân... cũng bị người ta làm giả tranh. Và trớ trêu, không phải ai xa lạ mà có khi chính là người thân của các ông. Theo ông Nguyễn Đỗ Bảo, tác phẩm Từ Hải của cha ông, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật không phải là bản gốc. Nhưng những thông tin về phiên bản đó không được thực hiện theo quy định của ngành văn hóa đặt ra. Bức Gội đầu của cụ Trần Văn Cẩn cũng vậy. Ông Nguyễn Đỗ Bảo còn kể: Tranh của một trong tứ danh “Nghiêm, Liên, Sáng, Phái” cũng bị chính một người con trai sao chép rồi mang bán như một bản gốc. Hay như 22 trong tổng số 27 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật thường xuyên bị sao chép để bán như nguyên bản.
Tác phẩm của các danh họa bị sao chép đã đành. Một số họa sĩ khác, chưa đủ danh tiếng, đã tự “copy” chính tranh của mình để kiếm tiền và “nhân thể” kiếm danh. Một họa sĩ chuyên vẽ về động vật, tranh khuyển của ông bán rất chạy. Trong một lần triển lãm, một bức tranh của ông được nhiều khách hỏi mua. Sau khi bán đứt cho một người, ông nảy ra sáng kiến “sao y bản chính” tranh của chính mình để bán cho nhiều người kiếm lời. Và cứ hôm nay có người "rước" một bức đi thì hôm sau lại có một bức hệt như thế thay vào.
Họa sĩ Đào Hải Phong, một tác giả đang được nhiều người biết đến trong giới mỹ thuật hiện nay, một lần phát hiện tác phẩm của mình bị sao chép và bày bán ở một gallery. Ông giả vờ hỏi chủ gallery: “Tranh này có bán được không?". “Bán chạy lắm. Hiện giờ đang có rất nhiều khách đặt” - người chủ trả lời. Ông cười, không rõ vui hay buồn: “Trong khi tranh gốc của tôi chưa bán được mà tranh giả của các anh lại đắt khách thì thật mừng cho các anh. Nhưng dù sao tôi cũng vui vì té ra tranh của tôi cũng lắm người thích!". Và từ chuyện ấy, có người nói vui rằng: Tranh giả lãi thật, tranh thật lãi giả!