
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Đã có quá nhiều hội thảo, tọa đàm nói lên vai trò quyết định của kịch bản để có một vở diễn sân khấu chất lượng, giàu giá trị nghệ thuật. "Có bột mới gột nên hồ", thế nhưng kịch bản sân khấu ở nước ta thời gian qua thiếu và yếu một cách trầm trọng. Việc tìm ra đáp án cho bài toán khó này đang rất cấp bách đối với nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
Thất vọng trại sáng tác
Cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng cần mở nhiều trại sáng tác để tạo ra nguồn kịch bản và thực tế cũng đã có nhiều trại sáng tác đã mở ra, do ngân sách đài thọ. Nhưng thực tế đời sống sân khấu không thụ hưởng được gì nhiều từ những trại sáng tác này. Tại lễ tổng kết hoạt động của Liên chi Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khu vực TP HCM và các tỉnh miền Đông, tác giả kịch bản sân khấu Vương Huyền Cơ đã cảnh báo thực trạng đau lòng: Nhiều tác giả tham gia các trại sáng tác do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức đã lấy những kịch bản cũ của mình được viết cách đây 10 năm, thậm chí 15 năm dự trại. "Cái đau là Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam không thẩm định, vẫn tiếp nhận kịch bản và đưa vào trại. Sau khi công bố, giới sáng tác mới té ngửa vì là vở cũ. Thậm chí tác giả không thèm chỉnh sửa lại cho phù hợp bối cảnh mới" - tác giả Vương Huyền Cơ bức xúc.
Thiếu kịch bản mới cho sân khấu là thực tế đáng quan ngại, theo PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái. Nhìn từ Liên hoan Sân khấu kịch nói 2018, dễ dàng nhận thấy chưa có nhiều kịch bản mới, vẫn phải dựa vào số kịch bản cũ.
Đặc biệt, mảng đề tài mang hơi thở đời sống đương đại không thấy xuất hiện trên sân khấu kịch cả nước. "Theo tôi, đây là khoảng trống đáng lo ngại vì sân khấu phải mang tính đối thoại với cuộc sống, kể câu chuyện của cuộc sống hiện tại. Trong khi các trại sáng tác lại giẫm chân tại chỗ với nhiều đề tài cũ. Dù có đưa ra đề tài đương đại thì vẫn có tác giả gửi kịch bản cũ để dự trại thì quả là đáng lo" - PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái bày tỏ.
Trên thực tế, do thiếu và yếu về kịch bản, các sân khấu phải dựng lại nhiều kịch bản đã ra đời từ rất lâu, của các tác giả: Lưu Quang Vũ, Lộng Chương, Trần Đình Ngôn, Thanh Hương, Doãn Hoàng Giang... Nhà hát đổ lỗi cho tác giả thiếu vốn sống, thiếu năng động. Tác giả đổ lỗi cho nhà hát hời hợt tiếp nhận "đứa con tinh thần" của mình, rồi nhào nặn đến mức họ không còn nhận ra kịch bản của mình, dẫn đến hệ lụy là vở dở đều, tuổi thọ ngắn ngủi.
Muốn có trái ngọt, phải trồng cây
"Để duy trì đời sống sàn diễn kịch nói hiện nay, nhiều vở diễn được gọi là "kịch" nhưng thực chất chỉ như một sự xâu chuỗi các sự kiện, được chắp vá bởi trò diễn của nghệ sĩ. Tính tư tưởng, chủ đề, thông điệp bị đứt đoạn" - tác giả kịch bản Vương Huyền Cơ bộc bạch.
Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh cho rằng sân khấu đang trong giai đoạn giao thời, thế hệ đi trước không bắt kịp cái mới, còn thế hệ viết trẻ lại thiếu đào tạo nên thiếu kiến thức văn học, thiếu bản lĩnh thích ứng để viết về sự tác động của môi trường xã hội với đời sống sàn diễn. Nhưng để tìm ra đáp án cho bài toán khó này chính là khâu đào tạo.
Giới chuyên môn phấn khởi khi biết được trong năm nay, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM sẽ mở khoa đào tạo biên kịch sân khấu và điện ảnh. Đây là một tín hiệu vui vì sau gần 2 thập niên gián đoạn, khoa biên kịch đã không được tuyển sinh. Theo PGS-TS Trần Yến Chi, Trưởng Khoa Đào tạo Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, ngoài việc đào tạo biên kịch, nhà trường còn mở các cuộc thi sáng tác để tạo cơ hội cho thế hệ viết trẻ có dịp trình bày những suy nghĩ sáng tạo của mình.
"Đây là cơ hội để những cây bút trẻ theo học, tiếp cận những nền văn học nghệ thuật phát triển thông qua giáo trình giảng dạy đã được cập nhật để giúp họ làm giàu vốn hiểu biết, kỹ năng xây dựng kịch bản hay. Khóa học này sẽ song hành lý thuyết và thực hành, có những chuyến đi thực tế để có được tác phẩm với cấu trúc, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ thời đại mới" - đạo diễn Trần Minh Ngọc tin tưởng.