
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationTrong đợt 1 (tháng 11-2005), các nhà khảo cổ đã đào thám sát 3.000 m2 tại một khu vực đã bị triệt giải hoàn toàn, đã hoang phế. Tuy nhiên, ngay dưới lòng đất hoang phế đó, các nhà khảo cổ đã phát hiện các vết tích của Y Khiêm viện và Trì Khiêm viện.
Đây là nơi ở của các cung tần, mỹ nữ theo hầu vua Tự Đức mỗi khi nhà vua lên thăm Khiêm cung, sau khi vua băng hà thì trở thành nơi ở cố định của các phi tần để trông nom và hương khói cho đấng quân vương đã quá cố.
Nhận diện “biệt cung”
Các hố đào thám sát cho thấy khu vực này đã trải qua hai giai đoạn tồn tại. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1866-1883, trong thời gian này vua Tự Đức còn sống và bắt đầu xây lăng. Lúc này các kiến trúc được bố trí trong một không gian thoáng đãng, mở thông với các khu vực bên ngoài. Giai đoạn hai được tính từ năm 1883 trở về sau, lúc vua Tự Đức đã băng hà, nơi đây trở thành nơi sinh sống thường xuyên của các bà vợ vua nên các kiến trúc đều phải khép kín tách biệt với thế giới bên ngoài.
Không gian kiến trúc bị thu hẹp lại, các lối ra vào bị xây bịt kín, tường bao xây cao thêm để không ai trốn được ra bên ngoài... Các kiến trúc này thực sự trở thành “biệt cung” giam giữ quãng đời còn lại của các phi tần mỹ nữ. Ai cũng biết rằng vua Tự Đức không có con song lại rất đa tình nổi tiếng với câu thơ “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại để cầm hơi”, thế nhưng với quan niệm phong kiến hà khắc, đã có biết bao người phụ nữ phải chôn vùi tuổi xuân trong các biệt cung đau buồn ấy...
Từ các kết quả khảo cổ có những vấn đề khoa học đặt ra: Thứ nhất, trong sử liệu và các thư tịch cổ, vẫn còn nhắc đến những các, lầu, đình, cầu... song lần khảo cổ thứ nhất chưa tìm thấy. Thứ hai, theo một số ý kiến thì khu vực Y Khiêm viện, Trì Khiêm viện là nơi cư trú, sinh hoạt của các cung tần, mỹ nữ có giai bậc từ hàng thứ 3 đến thứ 7.
Vậy đâu là chốn sinh hoạt của các bà vợ vua Tự Đức có địa vị đứng ở giai bậc cao hơn, được nhà vua ưu ái hơn, trong lúc cả quần thể lăng hiện không tìm thấy một công trình nguyên vẹn nào thể hiện điều đó? Thứ ba, ngoài Y Khiêm viện, Trì Khiêm viện, tư liệu lịch sử có nhắc đến Tùng Khiêm viện và Dụng Khiêm viện mà hiện nay chưa ai chắc chắn tọa lạc ở đâu?...
Phát hiện thêm nhiều di tích và hiện vật quý
Tất cả những dấu hỏi đó rất cần có một cuộc khảo cổ tiếp theo để trả lời. Đợt khảo cổ lần thứ 2 (tháng 9-2006) tại lăng Tự Đức, các nhà khảo cổ đã mở các hố thám sát ở 3 khu vực khác nhau. Theo vết tích lần lượt xuất hiện, cho thấy hàng loạt các kiến trúc từng được xây dựng nguy nga, tráng lệ nổi tiếng ngày xưa như Tùng Khiêm viện, Dụng Khiêm viện (nơi ở của các vợ vua), Ích Khiêm các (lầu vua dùng để ngắm cảnh) đã bị triệt giải hoàn toàn.
Tại khu vực Khiêm Thọ lăng, Bồi lăng (lăng vua Dục Đức) phát hiện thêm di tích Di Khiêm lâu. Các nhà khảo cổ cho rằng kiến trúc Di Khiêm lâu tương tự như Minh lâu (lăng Minh Mạng). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Di Khiêm lâu tồn tại như thế nào và bị triệt giải khi nào, tại sao bị triệt giải thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ...
Di tích Thể Khiêm đình xuất lộ nằm ngay giữa Khiêm Thọ lăng và Bồi lăng, gần phía trái nhánh Bắc của hồ Lưu Khiêm. Đây là một di tích để lại những dấu vết mờ nhạt nhất, song các nhà khảo cổ cũng nhận ra kiến trúc này là một tòa nhà kép “trùng lương, trùng thiềm”... Di tích Khiêm Sơn Thần miếu từng được đề cập trong “Khiêm cung ký” cũng được phát hiện nằm ở bên phải Khiêm Thọ lăng. Di tích cầu Tiễn Khiêm và Do Khiêm là hai cây cầu trong số 3 cây cầu bắc qua 2 nhánh hồ phía Bắc Lưu Khiêm được phát hiện vị trí nhờ hai tấm bia bằng đá Thanh có khắc các dòng chữ Hán “Do Khiêm Kiều” và “Tiễn Khiêm Kiều”...
Các cứ liệu khảo cổ học xuất lộ cho thấy hầu hết các kiến trúc ở đây đều có hai lớp kiến trúc kế tiếp nhau, phản ánh quá trình xây dựng và biến đổi của các kiến trúc đó. Có thể nói mốc biến đổi chính là năm 1883, khi vua Tự Đức băng hà và Khiêm cung-nơi vui chơi, giải trí của vua đổi thành Khiêm lăng, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của đấng quân vương. Chính sự thay đổi lớn về chức năng đó đã dẫn đến sự thay đổi của nhiều thành phần kiến trúc của lăng mà ngày nay chúng ta đang thấy khi đến thăm lăng Tự Đức.
Nhiều vật dụng sinh hoạt đã được phát hiện, chủ yếu là gốm sứ có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc có niên đại từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Đồ sứ Việt Nam có hai loại là đồ nung (bao gồm mảnh vỡ các loại hình vò, hũ, đĩa, đèn, nồi, niêu...) và đồ sứ (bát đĩa, âu, ấm chén... Bát Tràng, Móng Cái, Thanh Hà...). Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã phát hiện một loại hình hiện vật khá thú vị, đó là ống tiết kiệm hoặc là heo đất. Hiện vật có hình cầu, có núm rất giống bình vôi. Phát hiện này phần nào phản ánh cuộc sống khó khăn, eo hẹp của những người sống trong Khiêm lăng, khi mà đến các bà vợ yêu của vua cũng phải tiết kiệm...