
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cùng lãnh đạo các bệnh viện (BV) lớn tại TP HCM đã cùng ngồi lại để chia sẻ cảm xúc về những ngày tháng khốc liệt chưa từng có trong lịch sử ngành y tại bàn tròn và giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cảm ơn blouse trắng” do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 23-2 nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2022).
Thao thức với BV dã chiến
PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, thông tin ngày 22-2, ngành y tế đã báo cáo lãnh đạo TP về tình hình dịch cơ bản đã kiểm soát, tuy nhiên, công việc vẫn chưa dừng lại. Bởi hiện nay, dịch vẫn diễn biến phức tạp, Covid-19 biến thể liên tục. "Qua một khảo sát ngẫu nhiên với số lượng nhỏ, ngành y tế ghi nhận hiện nay, ca bệnh tại TP phần lớn là Omicron chiếm lĩnh. Đó là lý do vì sao ca mắc đang tăng, tuy nhiên, dù số ca mắc tăng nhưng các ca nặng và tử vong đều giảm rõ rệt. Tôi tin rằng đến một ngày nào đó, Covid-19 này sẽ chấm dứt" - PGS Tăng Chí Thượng tin tưởng.
Chia sẻ về lý do thành lập BV dã chiến đầu tiên tại TP HCM cách đây 2 năm khi số bệnh nhân Covid-19 ở TP HCM vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, PGS Tăng Chí Thượng cho biết cách đây 2 năm, lúc đó là ngày 10-2-2020, BV Dã chiến Điều trị Covid-19 Củ Chi đi vào hoạt động với sự phối hợp của Bộ Tư lệnh TP.
"Trong vòng 11 ngày, BV đã được thành lập ngay tại một trường quân sự, khi đó phòng ốc xuống cấp đã nhanh chóng trở thành BV với khu hồi sức, khu cấp cứu, khu cách ly, phòng áp lực âm… Thời điểm đó, chúng ta cũng nhận được nhiều băn khoăn vì lúc đó Covid-19 chỉ lác đác vài ca. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng không nên dùng BV dã chiến để người dân hoang mang" - PGS Thượng kể lại.
Theo PGS Thượng, những quyết định trên là căn cứ khoa học để ngành y tế tham mưu sớm cho TP sớm lập BV dã chiến. Bởi qua tìm hiểu, thời điểm đó, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, đây là bệnh mới có cơ chế lây lan nhanh tại một số nước dịch đã bùng phát dữ dội như Mỹ, Ấn Độ. "Chúng tôi dự báo trước thế nào ngày đó sẽ đến Việt Nam. Khi dịch bùng phát, TP đã nhanh chóng lập 36 BV dã chiến với quy mô 50.000 giường. Nếu không có các BV dã chiến này thì sẽ không biết thế nào. Có thời điểm sáng thành lập tối đã không còn giường. Điều này cho thấy quyết định thành lập BV dã chiến đầu tiên ở Củ Chi mang tính lịch sử đúng như dự báo của ngành y tế " - PGS Tăng Chí Thượng cho hay.
Nhớ lại tháng ngày chống dịch, PGS-TS-BS Lê Đình Thanh, Giám đốc BV Thống Nhất, cho biết BV Dã chiến đa tầng Tân Bình khác hẳn quy trình các BV dã chiến khác. Thời điểm đó, BV Thống Nhất không giao nhiệm vụ điều trị Covid-19 mà giữ vững vùng xanh "mặt trận" vì chăm sóc bệnh nhân là cán bộ. Tuy nhiên, Covid-19 không đợi ai nên mọi khoa cấp cứu của các BV phải tiếp nhận. "Có những lúc bệnh nhân quá tải, tôi gọi BS Tăng Chí Thượng giữa đêm để xin gửi bệnh nhân. Về BV dã chiến đa tầng, đầu tháng 8 tôi đã đi tìm. Sau khi khảo sát thấy ở quận Tân Bình có cơ sở thu dung phù hợp nên xuống ngay. Với sự đồng thuận nhiều bên, BV thu dung tất cả các tầng được xây nên. BV Thống Nhất theo dõi ca nặng, BV quận Tân Bình theo dõi ca mức trung bình. Trong vòng 7 ngày xây xong BV dã chiến đa tầng, chia làm 3 khu nhẹ - vừa và nặng hồi sức", PGS-TS-BS Lê Đình Thanh kể lại.
Theo BS Thanh, sau 3 ngày thiết lập hệ thống ôxy trung tâm, đây là mô hình hiệu quả trong địa phương đông người có dịch bệnh bùng phát. Mô hình phòng chống dịch nhân dân: Trung ương - địa phương - y tế cơ sở. BV dù đa tầng nhưng chuyển tầng là rất ít, nếu chuyển tầng thì vận hành đơn giản, không quá phức tạp, không tiêu hao vật tư, thiết bị.
Thiếu thốn, gian khổ nhưng không đơn độc
Đối với PGS-TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV Hùng Vương (TP HCM), nhắc lại những ngày tháng khốc liệt đã qua, đối với bà nhiều điều không muốn nhớ nhưng có những điều không thể nào quên. "Nhớ lại những ngày chống dịch cảm xúc rất đặc biệt, đó là nỗi buồn xen lẫn niềm vui và tự hào khi bây giờ TP đã xanh trở lại" - PGS Tuyết bày tỏ.
PGS Tuyết nói TP đã trải qua đợt dịch lần thứ 4, có những cái chúng ta muốn quên đi rất nhiều nhưng có những điều bà luôn nhớ. Điều muốn quên đi là khi dịch bùng phát, quét qua TP đã cướp đi hơn 22.000 người và tác động nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội của TP. Hình ảnh phong tỏa khắp nơi, đường phố vắng lặng cũng là điều khiến bà cảm thấy đau lòng. Không chỉ vậy, ở trong BV cũng là hình ảnh khốc liệt khi có quá nhiều bệnh nhân là sản phụ mắc Covid-19.
Theo PGS Tuyết, tháng 6, 7-2021, thời điểm đó thai phụ chưa được tiêm vắc-xin nhưng số ca bệnh, tử vong tăng, đây là trăn trở rất lớn của các y - bác sĩ. "Tôi và các đồng nghiệp đã tìm hiểu, nghiên cứu và được biết trên thế giới đã cho phép thai phụ tiêm ngừa vắc-xin Covid-19. Do đó, ngoài chuyện theo sát điều trị thì tiêm vắc-xin cũng là vũ khí quan trọng giúp giảm số ca tử vong, giảm số ca nặng nên tôi đã mạnh dạn kiến nghị Bộ Y tế tiêm cho thai phụ. May mắn lúc đó tôi là thành viên Hội đồng Tiêm chủng quốc gia, tôi cũng thuyết phục hội đồng tiêm vắc-xin cho thai phụ. Sau đó, cũng được đồng ý. Đến ngày 12-8 là ngày đầu tiên triển khai tiêm vắc-xin cho thai phụ của cả nước được tổ chức tiêm tại BV Hùng Vương" - PGS Tuyết nhớ lại.
PGS Tuyết cho biết qua theo dõi, chỉ 2 tuần sau tiêm số ca bệnh giảm, ca nặng cũng giảm. Nhớ lại những ngày tháng khó khăn đó, PGS Tuyết nhấn mạnh ngành y tế không đơn độc để chống dịch vì nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của các TP, của nhà hảo tâm và người dân cả nước nói chung, TP nói riêng.
Điều dưỡng Đỗ Thị Kim Liên, Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc BV Nhân dân Gia Định, cho biết chị và đồng đội nhận nhiệm vụ tiếp ứng BV Gò Vấp chuyển đổi công năng thành BV Điều trị Covid-19. Ngày đầu mới đến, trang thiết bị, vật tư phòng hộ chưa kịp chuyển đủ, nhưng hơn 10 chiếc xe cấp cứu đã đậu đầy, bệnh nhân tụt huyết áp, tụt ôxy chờ được cứu... Rồi ký ức những ngày sau ở BV Hồi sức Covid-19, khi về lại BV Nhân dân Gia Định vận hành BV tách đôi, phải tiễn đưa những người không thể cứu chữa…, khiến điều dưỡng Kim Liên không kìm được nước mắt.
Sứ mệnh cứu người
Đối với BSCKII Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115, cuộc chiến chống dịch thực sự khốc liệt và cũng là sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc. BS Sóng cho biết còn nhớ vào khoảng tháng 7, 8-2021, lượng bệnh nhân Covid-19 rất đông nhưng BV dã chiến chưa nhiều. BV Nhân dân 115 là bệnh đa khoa lớn nên lượng bệnh nhân cũng rất lớn. Sở Y tế giao 500 giường nhưng thực tế lúc nào cũng cao hơn…
"Chúng tôi thấy rằng cứu người là sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc. Tại BV lúc này bên trong không còn giường nên chúng tôi quyết định căng lều tiếp nhận bệnh nhân. Tại đây có những câu chuyện hết sức xúc động như chúng tôi phải mang từng bình ôxy, dây ôxy đến cho người bệnh khu lều. Có những bệnh nhân dù sắp xếp được giường bên trong nhưng họ không đi, điều đó cho thấy rằng họ rất mừng vì khỏi bệnh. Chúng tôi rất vui khi làm hết sức mình để đón tất cả bệnh nhân vào viện" - BS Sóng nhớ lại.
BSCKII Trần Thanh Linh, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy, cho biết chiếc điện thoại của ông hiện vẫn lưu giữ những tin nhắn, lời cảm ơn, có lời trách móc của người bệnh, cả đồng nghiệp vì người thân gọi để được vào Bệnh viện Hồi sức Covid-19 nhưng không được vì lúc đó không còn cách nào. Đêm cấp cứu ngoại viện ngồi trên xe cứu thương nhìn những con đường vốn nhộn nhịp giờ chỉ còn những chiếc xe cứu thương mà rớt nước mắt. Tại các BV nhìn đồng nghiệp như kiệt sức, mệt lả vật vã nhưng vẫn phải gắng gượng vì người bệnh… "Cuộc chiến này, với tôi chắc chắn không thể nào quên mà theo suốt cuộc đời. Đến nay đã có tia sáng, sự gắn kết, gắn bó. Đọng lại là sự đoàn kết, tình người giúp chúng ta vượt qua đại dịch này" - BS Linh hồi tưởng.