
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationHầu như sau mỗi giải đấu, người ta lại thấy thầy trò Lê Công trở về ca khúc khải hoàn với những tấm huy chương vàng lấp lánh trên ngực. HLV Lê Công nói: “Thầy trò tôi có được những thành công ấy một phần là nhờ đồng đội cũ của tôi phù hộ”. Trong câu chuyện dưới đây, chúng tôi cũng chỉ muốn nói về một chiến sĩ Lê Công, một người lính từng vào sinh ra tử, một người luôn đau đáu những hoài niệm về chiến trường xưa, về đồng đội cũ chứ không phải về một trong những HLV thành công nhất trong làng thể thao VN.
Chiến sĩ của trung đoàn anh hùng
Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm nhưng ký ức về cái thời binh lửa ấy chưa bao giờ lịm tắt trong Lê Công. Từng chiến đấu dọc “tuyến lửa” Bình Trị Thiên những năm ác liệt nhất, Lê Công đã có những năm tháng vào sinh ra tử cùng đồng đội ở trung đoàn pháo cao xạ 280 Hồng Lĩnh anh hùng. Đó là trung đoàn mà mỗi lần nhắc lại, ông không giấu nổi niềm tự hào bởi những chiến sĩ pháo cao xạ của trung đoàn ấy đã bắn rơi hàng trăm máy bay địch, được vinh danh là “trung đoàn anh hùng” của Quân chủng Phòng không - Không quân.
Nhưng đó mới chỉ là mặt trước của tấm huân chương. Trung đoàn mà Lê Công gắn bó trong suốt những năm chiến đấu ở Quảng Trị có quân số hy sinh tới 70% của toàn quân chủng. Những năm tháng ác liệt ấy đã khắc sâu trong tâm khảm người lính Lê Công một hoài niệm đau thương về đồng đội. Chẳng thế mà ông có thể nhớ từng cao điểm, từng ngầm đá, từng con đường dọc theo tuyến lửa Bình Trị Thiên ấy. Những “mùa hè đỏ lửa”, những “đại lộ kinh hoàng” cùng những ký ức chiến tranh về đồng đội là động lực thôi thúc ông trở lại chiến trường xưa.
Hành hương bằng xe máy
Những năm 1980 sau chiến tranh, chưa có xe máy hay ô tô để đi lại thuận tiện, đường sá cũng còn khó khăn, mỗi lần ngồi trên chuyến tàu thống nhất từ Nam ra Bắc hoặc từ Bắc vào Nam, đi qua mảnh đất ấy là ông lại rơi nước mắt. Theo nghiệp võ, rồi trở thành HLV trưởng đội karatedo VN, Lê Công có dịp đi nhiều hơn và trong ông vẫn luôn thôi thúc một khát khao: được trở lại chiến trường xưa thăm đồng đội cũ đã nằm lại ở các cánh rừng miền Trung. Năm 1996, khi dẫn các học trò đi thi đấu giải karatedo ở Huế, ông quyết định mang theo chiếc xe Vespa lên tàu để rồi khi giải đấu kết thúc, ông cùng vợ thực hiện chuyến hành hương đầu tiên bằng xe máy xuyên qua những cánh rừng Quảng Trị, thăm những đồng đội liệt sĩ. Những địa danh như ngầm Bến Than, đồi Cháy, Hải Lăng, Tích Tường, Như Lệ... vẫn sống lại trong ông nhiều điều về thời binh lửa ấy và ông biết mình sẽ còn thực hiện nhiều chuyến đi nữa sau chuyến đi đầu tiên.
Chuyến đi cám ơn đồng đội cũ
Chúng tôi có may mắn là đã được cùng vị đại tá quân đội Lê Công rong ruổi trên những dặm đường miền Trung vào đầu năm 2008, chuyến đi cám ơn đồng đội của ông sau thành công ở SEA Games 24. Khi đã trở lại chiến trường xưa, ông đã không còn là một HLV thể thao nữa, mà trong ông hoàn toàn là cảm xúc và tâm thế của một người lính, những hồi ức cũng lần lượt sống dậy như vừa mới diễn ra cách đây chưa lâu.
Mỗi khi nói về những trận đánh, những chiến dịch dọc khắp chiến trường Bình Trị Thiên, giọng ông lại ồ lên sang sảng nhưng khi nhắc đến những hy sinh của đồng đội, chúng tôi lại thấy một Lê Công ưu tư, trầm lắng. Không chỉ nhớ từng cao điểm, từng căn cứ cũ, ông còn nhớ từng trận đánh và những đồng đội hy sinh ở mỗi trận đánh. Các chiến dịch lớn như giải phóng Mai Lập, giải phóng thành cổ Quảng Trị, Lê Công đã chứng kiến rất nhiều đồng đội ngã xuống và trở thành những chiến sĩ mãi mãi tuổi 20.
Cuộc tiễn đưa không thể nào quên
Chúng tôi cùng ông đến ngầm Bến Than vào một buổi chiều, khi trời đã chạng vạng, ông nhè nhẹ thốt lên: “Cũng vào một buổi chiều như thế này cách đây hơn 30 năm, 16 đồng đội của tôi đã hy sinh”. Đó là cuộc tiễn đưa đồng đội mà ông nhớ nhất. Tự tay Lê Công và những người may mắn sống sót đã đào 16 nấm mồ tiễn đưa đồng đội. Trở lại nghĩa trang Trường Sơn bây giờ, ông hầu như không bắt gặp một đồng đội cũ nào vì xương thịt bạn chiến đấu của ông dường như đã hòa vào núi rừng Quảng Trị, nhưng mỗi lần đến đây ông đều dành cả một buổi chiều để thắp hương cho các chiến sĩ vô danh lẫn hữu danh. Ông dừng lại bên những “tọa độ” cũ trầm ngâm hồi lâu, hút và châm thuốc lá cho đồng đội đã khuất.
Rồi ông lại hát Chiếc gậy Trường Sơn, Bác đang cùng chúng cháu hành quân khi chúng tôi rong ruổi trên những ngả đường. Trước đây, mỗi khi hành quân, ông cũng hay hát cho đồng đội nghe, những chiến sĩ mười tám đôi mươi ấy vẫn nói với Lê Công rằng: “Địch có thể phát hiện khi nghe thấy tiếng hát của mày vì mày hát hay quá, nhưng thôi, chúng tao vẫn rất muốn được nghe mày hát bởi ít ra thì nếu có chết chúng tao cũng được chết trong tiếng hát”.
Khi nghe Lê Công “nói chuyện” với những đồng đội liệt sĩ, chúng tôi chợt nhận ra rằng ông đã ký thác một phần hồn mình nơi chiến trường xưa. Ông vẫn luôn nói mình may mắn vì đã vào sinh ra tử nhưng vẫn giữ được mạng sống, còn nhiều anh em khác ngã xuống khi còn quá trẻ, đã chẳng kịp biết thế nào là hòa bình chứ nói gì đến tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hôm nay. Khói hương trên tay làm đôi mắt ông nheo lại khi tâm sự với những đồng đội đã ngã xuống: “Anh em, những người trẻ mãi không già. Tôi là Lê Công, thời chiến đấu chúng ta đã cùng hy sinh cho đất nước. Tôi có may mắn hơn anh em là được sống đến thời hòa bình. Hôm nay, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại SEA Games, tôi lại đến thăm anh em. Cám ơn anh em đã phù hộ cho thầy trò tôi giành được những tấm huy chương vàng về cho đất nước - đất nước mà chúng ta cùng đổ máu xương để gìn giữ”. Lần nào cũng vậy, trước khi ra về, ông lại hứa với “anh em” và cũng là hứa với lòng mình: “Chỉ cần còn sức khỏe, năm nào tôi cũng sẽ đến thăm anh em”.
Và, lần nào cũng vậy, người quản trang già ở nghĩa trang Trường Sơn đều tiếp vị khách quen Lê Công bằng những tình cảm nồng hậu. Ông gọi HLV Lê Công là “thầy” và nhận xét rằng: “Những người có tình cảm và tri ân với đồng đội cũ như thầy Lê Công thật là hiếm có”.