
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationSân vận động (SVĐ) 19-8 Nha Trang là SVĐ lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, đã được giao cho Trung tâm Dịch vụ thi đấu thể thao thuộc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) quản lý theo cơ chế tự thu, tự chi. Tuy nhiên, SVĐ này đang trong tình trạng xuống cấp.
Chỉ đủ tiền sửa chữa nhỏ
Tại khán đài A SVĐ 19-8, nhiều tấm mái che đã hư hỏng, chực chờ rớt xuống. Các cửa ra vào bằng tấm sắt lớn ở khán đài D không ai dám mở; nhà vệ sinh cũng nhếch nhác, không được đầu tư, nâng cấp… Sân cỏ SVĐ 19-8 đang được làm lại, bón phân, đắp đất để phục vụ trận đấu Sanna Khánh Hòa BVN tiếp Than Quảng Ninh vào ngày 12-2 ở V-League 2017.
Không giấu nỗi lo về tình trạng xuống cấp của SVĐ 19-8, ông Nguyễn Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ thi đấu thể thao Khánh Hòa, cho biết trung tâm có thể phải chịu phạt vì sân bãi không đáp ứng các giải đấu lớn. Kinh phí duy tu bảo dưỡng đều lấy từ nguồn thu dịch vụ thi đấu thể thao của trung tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thu này chủ yếu để duy trì việc quản lý, sửa chữa nhỏ chứ không thể sửa chữa, thay thế các hạng mục lớn.
“Một trận đấu V-League, Sanna Khánh Hòa BVN hỗ trợ kinh phí tổ chức khoảng 49 triệu đồng, tiền bán vé thì đội bóng thu. Số tiền này được chi trả cho công tác an ninh, cứu hỏa, cứu thương, điện nước…; còn lại không nhiều để sửa chữa” - ông Đạt băn khoăn.
Ông Đạt cho biết sắp tới, khi Giải Bóng đá U19 quốc tế tổ chức trên SVĐ 19-8, trung tâm phải kiến nghị Sở VH-TT xin UBND tỉnh Khánh Hòa 900 triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa mái che, nhà vệ sinh, quét vôi… “Nhìn nhếch nhác quá cũng khó coi” - ông Đạt giải thích.
Ông Võ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở VH-TT Khánh Hòa, cũng thừa nhận một số hạng mục của SVĐ 19-8 đã xuống cấp, không thể bảo đảm chất lượng 100%. “Sở đã giao toàn bộ việc quản lý, bảo trì sân bãi cho Trung tâm Dịch vụ thi đấu thể thao nên số tiền bảo trì khoảng 40-50 triệu đồng/năm do trung tâm chi trả chứ không lấy tiền ngân sách” - ông Hùng khẳng định.
Hoạt động 2 tháng/năm
Cách đây gần 7 năm, tỉnh Kon Tum đã tiến hành xây dựng SVĐ tại phường Trường Chinh, TP Kon Tum. SVĐ Kon Tum được cho là lớn nhất khu vực Tây Nguyên với kinh phí xây dựng lên tới 145 tỉ đồng và quy mô trên 20.000 chỗ ngồi. Theo thiết kế ban đầu, SVĐ Kon Tum gồm 4 mặt khán đài. Tuy nhiên, đến nay, khán đài C và D vẫn chưa hoàn thành. Chỉ tính riêng khu vực khán đài A, B hiện đã hoàn thành thì sức chứa cũng đã lên tới gần 11.000 người.
Khi đến SVĐ Kon Tum, chúng tôi chứng kiến nhiều nơi ở khán đài A, B xuất hiện các khe nứt nhỏ. Tại khu vực hành lang, các loại rác thải vương vãi khắp nơi như từ lâu chưa có người dọn dẹp. Trong sân, cỏ lau mọc um tùm nhiều nơi.
Theo ông Trần Văn Phát, Chánh Văn phòng Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, SVĐ này chủ yếu phục vụ các hoạt động thể thao, duy thì việc tập luyện và thi đấu cho đội bóng của tỉnh. Do đội đang thi đấu ở Giải Hạng ba quốc gia nên một năm, SVĐ này chỉ tổ chức thi đấu vài ngày. Thời gian còn lại, SVĐ Kon Tum chủ yếu phục vụ các giải bóng đá phong trào, tổ chức Hội khỏe Phù Đổng hay các hoạt động về quốc phòng. “Tính trung bình, mỗi năm, SVĐ này hoạt động khoảng 2 tháng. Việc sử dụng mặt sân chưa được nhiều” - ông Phát thừa nhận.
Khi phóng viên đặt vấn đề tại sao không cho các đơn vị khác thuê lại, nhất là các đơn vị tư nhân thuê để tổ chức, khai thác đạt hiệu quả hơn, ông Phát cho biết do SVĐ Kon Tum nằm xa khu vực trung tâm tỉnh nên nhiều đơn vị không thích. Hơn nữa, SVĐ có mặt cỏ và nhiều hạng mục, hệ thống..., khi cho thuê sẽ dễ bị hư hại. “Các đơn vị ở Kon Tum chỉ thích thuê mặt bằng ở ngay trung tâm thành phố. Để cho thuê thì chúng tôi phải tổ chức chặt chẽ, bảo đảm được hạ tầng, nói chung cũng rất khó” - ông Phát lý giải. Theo ông, nguồn kinh phí của SVĐ chủ yếu do tỉnh hỗ trợ, còn lại các sở khác hỗ trợ thêm.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 9-2