
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationNội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm trong Đề án đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) vừa được Bộ GD-ĐT hoàn thiện là thiết kế chương trình giáo dục phổ thông sẽ được tích hợp và phân hóa dần ở các lớp học trên, giảm số môn học bắt buộc.
Bỏ kiến thức hàn lâm, học những gì thiết thực
Học sinh tiểu học chỉ phải học 3-6 môn trong chương trình mới thay vì 11 môn học như chương trình hiện hành
Ở bậc THCS, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, giáo dục công dân; lồng ghép các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động giáo dục. Xây dựng 2 môn học mới là khoa học tự nhiên (dựa trên cơ sở các môn vật lý, hóa học, sinh học hiện hành) và khoa học xã hội (trên cơ sở các môn lịch sử, địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội). Hai môn học mới được xây dựng cơ bản bảo đảm tính logic. Nội dung các môn được sắp xếp sao cho có sự hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng lặp.
Ở bậc THPT, sẽ tiếp tục tích hợp một số nội dung chưa hoàn thành môn học nhưng cần thiết cho học sinh vào các môn như đã làm trong chương trình hiện hành.
Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, ở bậc tiểu học và THCS, ngoài những môn bắt buộc, học sinh sẽ được chọn thêm các chủ đề, hoạt động giáo dục khác phù hợp năng lực, sở thích của mình. Sau THCS, học sinh sẽ phân luồng vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trường THPT.
Ở bậc THPT sẽ phân hóa theo hướng tự chọn. Dự kiến lớp 10, học sinh học 7-10 môn bắt buộc, còn lại là các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn. Lớp 11 và 12 sẽ phân hóa mạnh và hướng nghiệp cho học sinh. Học sinh sẽ học ít môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là tiếng Việt, toán, ngoại ngữ, 3 môn/chủ đề tự chọn (như vật lý, hóa, sinh, địa lý, lịch sử, công nghệ, khoa học về máy tính, kinh doanh, ngoại ngữ 2, nghệ thuật…).
Ông Hiển cho rằng chương trình hiện nay nghiêng nhiều về kiến thức hàn lâm. Trong khi đó, chương trình sau năm 2015 chủ trương chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống hằng ngày.
Tránh con đường lạc điệu
Góp ý cho Đề án đổi mới cơ bản toàn diện GD-ĐT (đã đưa ra xem xét nhưng không được thông qua tại hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi tháng 10-2012), GS Hoàng Tụy nhận xét giáo dục Việt Nam không chỉ lạc hậu mà nguy hiểm hơn, còn đi lạc hướng ra xa con đường chung của nhân loại. Giáo dục của ta đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh.
“Trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa, nước nào không hội nhập, không thích nghi được tất sẽ bị cô lập, bỏ rơi, chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải nếu không sớm tỉnh ngộ” - GS Hoàng Tụy khẳng định.
Tuy nhiên, với bản đề án lần này, nhiều chuyên gia giáo dục đã thống nhất phần nào rằng hướng đi mà Bộ GD-ĐT đưa ra (dạy học tích hợp và phân hóa) là hợp lý. TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, nhận định đây là xu hướng quốc tế mà Việt Nam nên lựa chọn.
“Việc phân hóa theo hướng tự chọn gắn với đặc điểm, môi trường kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương cùng danh mục môn học phong phú sẽ tránh được những thất bại như đã xảy ra trong việc phân hóa theo hướng phân ban” - TS Lâm nhận xét.
Trong khi đó, theo một thống kê của UNESCO từ những năm 1960-1974, đã có tới 208/392 chương trình môn khoa học trong chương trình giáo dục phổ thông của các nước thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau. Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ thông 20 nước cũng cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp.
Thí điểm đồng thời 3 cấp từ năm 2016
Tuy nhận được sự đồng tình nhưng Đề án đổi mới cơ bản, toàn diện GD-ĐT của Bộ GD-ĐT cũng đã gây nên những lo lắng. “Từ nói đến làm là một khoảng cách xa. Chương trình - sách giáo khoa có tốt đến mấy nhưng không chuẩn bị về đội ngũ giáo viên thì cũng không thay đổi được chất lượng giáo dục” - TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Giải đáp những lo lắng này, Bộ GD-ĐT khẳng định việc xây dựng đội ngũ nhà giáo chính là giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của đổi mới giáo dục. Bên cạnh việc sắp xếp lại các cơ sở đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, THCS, THPT phải có trình độ ĐH… để bắt kịp và đáp ứng được những thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông.
Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, cho rằng việc dạy học tích hợp không gây ra những xáo trộn về cơ cấu giáo viên. Vì thế, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học tích hợp. Việc này cũng không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị.
Riêng về dạy học phân hóa, vốn là thay đổi căn bản ở THPT, theo ông Nhị, cần tổ chức thí điểm dạy học tự chọn. Do chưa kịp chuẩn bị nội dung môn học tự chọn mới nên thời gian đầu, các môn tự chọn sẽ là những môn học cũ, có thêm một số môn như kinh doanh, nghệ thuật… Sau vài năm, lại tăng thêm một số môn tự chọn.
Liên quan đến việc đổi mới việc biên soạn và cách thức thí điểm vốn rất được xã hội quan tâm, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay một trong những hạn chế của các lần thay đổi vừa qua là cách làm theo kiểu cuốn chiếu nên thời gian thí điểm chương trình - sách giao khoa quá dài.