
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang xây dựng dự thảo quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Học sinh được nghỉ hè 3 tháng
Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định thống nhất trong cả nước ngày khai giảng năm học 2020-2021 là 5-9-2020, các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh (HS) để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1-9.
Riêng đối với trường tư thục, năm học 2020-2021 vẫn thực hiện theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT. Nhưng Bộ GD-ĐT cũng sẽ xem xét việc sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT theo hướng phù hợp hơn về thời gian học tập, rèn luyện ở trường và thời gian nghỉ hè của HS.
Ngay lập tức, chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập ở TP Hà Nội cùng ký đơn gửi lãnh đạo Bộ GD-ĐT về quy định "đóng cổng trường" 3 tháng. Đơn kiến nghị phản ánh các trường tư thục còn đang vật lộn đối phó với cơn khủng hoảng của đại dịch Covid-19, vừa mở cửa đón HS quay trở lại liền đối mặt với nỗi lo về "rủi ro chính sách". "Mặc dù chưa biết bộ sẽ sửa đổi như thế nào nhưng với tinh thần "thống nhất thời gian khai giảng trên cả nước" và "các trường không được tổ chức dạy học trước ngày 1-9", chúng tôi thực sự lo lắng, hoang mang" - đơn kiến nghị viết.
Hiệu trưởng các trường tư đặt câu hỏi liệu trường tư tới đây có được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm như quy định trong Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28-3-2011 của Bộ GD-ĐT để thực hiện các chương trình riêng của trường hay không? Hơn nữa, khi học sinh và phụ huynh có nhu cầu, nhà trường tổ chức các hoạt động hè, câu lạc bộ, ôn tập củng cố kiến thức cũ cho các em học yếu... trong thời gian nghỉ hè trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện và thỏa thuận, liệu có được không?
Lãnh đạo các trường tư cho rằng ngoài việc chấp hành quy định của nhà nước, trường tư thục còn phải tự lo về nguồn tài chính, cơ sở vật chất, tuyển sinh cũng như có trách nhiệm trong những cam kết và thỏa thuận với cha mẹ HS. Việc quy định HS nghỉ hè 3 tháng sẽ khiến trường tư gặp khó khăn.
Linh động theo hoàn cảnh phụ huynh
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (TP Hà Nội), cho rằng ngoài chương trình của bộ, các trường ngoài công lập vẫn có chương trình giáo dục riêng và cần có thời gian để thực hiện chương trình này. "Chúng tôi muốn đưa các chương trình giáo dục để hình thành kỹ năng cho các em. Nhưng để thực hiện chương trình đó, không thể bó buộc trong 9 tháng" - bà Hiền lo ngại.
Cũng theo bà Hiền, việc học các kỹ năng mềm, các hoạt động ngoại khóa trong thời gian hè cũng xuất phát từ chính nhu cầu của phụ huynh. "Việc tựu trường sớm là nhu cầu có thực của phụ huynh. Trước đây, Hà Nội từng có thông điệp thời gian nghỉ hè phải mở cổng trường. Không phải để dạy chương trình mới mà để đón HS tham gia các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi an toàn cho các em" - bà Hiền nói.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), nhấn mạnh Bộ GD-ĐT cần tính đến sự đa dạng của xã hội cũng như công việc. Theo ông Khang, nhiều gia đình ở các thành phố hay các khu công nghiệp thì học sinh nghỉ 1 tháng bố mẹ đã căng, nếu nghỉ 3 tháng thì bố mẹ lao đao vì không biết gửi con ở đâu để đi làm. "Tôi nghĩ cần có sự đa dạng vì nhu cầu mỗi gia đình là khác nhau. Ngoài ra, trường công có nhà nước trả lương cho giáo viên cả trong thời gian nghỉ hè. Nhưng với trường tư, không làm thì không có lương, giáo viên không đến trường thì lấy đâu ra có lương?" - ông Khang đặt vấn đề.
Cần thời gian ổn định trước khai giảng
Tương tự, lãnh đạo các trường tư thục ở TP HCM cũng bày tỏ lo ngại trước nội dung của dự thảo quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021.
Bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm, cho biết hầu hết các trường tư thục đều có sự xáo trộn trong giai đoạn đầu nên cần thời gian tựu trường sớm hơn trường công. Ví dụ, với HS sắp vào lớp 1, nhà trường tổ chức các hoạt động để cha mẹ nếu có nhu cầu thì đưa con đến làm quen, cảm thấy phù hợp thì đăng ký học. Cũng theo bà Vĩnh, mong muốn của nhiều cha mẹ cũng là có chỗ gửi con an tâm chứ không phải thời gian nghỉ hè kéo dài. "Nếu không có gì thay đổi, trường sẽ vẫn làm báo cáo gửi Sở GD-ĐT TP HCM và tổ chức tựu trường vào ngày 4-8" - bà Vĩnh nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú), cho biết thực tế ở các trường tư thục vào đầu năm học, có em vào học được vài tuần thì chuyển trường, có em đang ở nội trú thì xin ra, các trường vừa hoạt động vừa tổ chức tuyển sinh… nên nếu thời gian tựu trường giống như trường công thì rất khó khăn. "Trong 4 tuần đầu, đa số các trường cũng không dạy trước mà là thời gian để HS làm quen nề nếp, nội quy trường học" - ông Độ cho biết.
Phải thực hiện đúng quy định
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đề nghị các trường tư thực hiện nghiêm quy định dạy học văn hóa từ ngày 1-9. Ông nhấn mạnh việc điều chỉnh Thông tư 13 theo hướng thời gian học tập của trường tư giống trường công. Trong kỳ nghỉ hè, phụ huynh có nhu cầu cho con học kỹ năng như bơi lội, múa hát... thì thỏa thuận với nhà trường.
Bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội, cũng thống nhất quan điểm trường tư không được dạy trước chương trình. Tuy nhiên, bà An cho rằng trước khi ban hành thông tư mới, Bộ GD-ĐT nên đánh giá tác động của Thông tư 13 tới HS, phụ huynh, giáo viên... Chuyên gia này nhấn mạnh trường tư nên được tổ chức trang bị kỹ năng, sinh hoạt hè cho HS. Trên thực tế, nhiều HS không có chỗ chơi, ở nhà chỉ dùng điện thoại hoặc gặp những tai nạn đáng tiếc khiến bố mẹ không yên tâm. Theo bà An, Bộ GD-ĐT có thể giữ quy định cho trường tư có thêm 4 tuần để tổ chức trang bị kỹ năng và được thu phí mức nhất định.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), khẳng định các trường tư thục vẫn được bổ sung thời gian học tập của HS không quá 4 tuần/năm so với các trường công lập. Tuy nhiên, các trường này được tập trung HS sớm hơn nhưng không được dạy trước chương trình mà chỉ được thực hiện các hoạt động rèn luyện trong hè. Riêng năm nay, do nhiều tháng HS không đến trường do dịch bệnh nên thời điểm kết thúc năm học bị muộn hơn so với mọi năm. Các trường tư thục phải báo cáo với Sở GD-ĐT về thời gian cho HS đến trường trong năm học 2020-2021, đồng thời thực hiện đúng quy định là không dạy trước chương trình.