
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationNgày tháng thoi đưa, mới đó mà GS-NGND Hoàng Như Mai đã tròn 90 tuổi. Với tuổi này không mấy ai nghĩ thầy vẫn khỏe, vẫn minh mẫn, vẫn giảng dạy chương trình sau đại học, vẫn hướng dẫn luận văn, luận án, vẫn ngồi hội đồng bảo vệ luận án, vẫn... giữ chức hiệu trưởng một trường tư thục cấp 2-3 khá nổi tiếng ở TPHCM – Trường Trương Vĩnh Ký và là Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TPHCM. Một đời với văn chương, với trường lớp được như thầy là điều hạnh phúc - một điều mơ ước rồi cũng là chuyện ước mơ của không ít người ở cõi đời này.
Thời trung học ở miền Nam, tôi có lần thủ vai Ngọc Quỳnh (trích đoạn vở kịch thơ Dòng sông biên giới của Hoàng Như Mai). Vở kịch nói lên nỗi đau thương của đôi thanh niên nam nữ trong cảnh Tổ quốc bị chia cắt. Phông màn sân khấu học trò ngày đó sơ sài lắm, nhưng trong lớp cuối của vở kịch này, tôi cứ tưởng chừng tiếng chèo khua nước của Kim Âu vẫn còn đâu đó rồi cứ xa dần, xa dần, còn lại tiếng sóng vỗ bờ và tiếng gió lao xao qua bãi sậy ven sông... Đoạn kịch thơ mà tôi nhớ nhất, thích thú nhất đến bây giờ vẫn còn như in trong trí: “Ta ngồi đây, bên dòng sông biên giới/ Nghe tiêu tan cả thể xác tâm hồn/ Trong mênh mông, hiu quạnh của chiều hôm/ Đường hai ngả, một mối sầu vời vợi/ Nam Bắc bao giờ hòa một khối/ Cho lành mọi số kiếp đau thương”. Bây giờ, mỗi khi gặp bạn bè ngày cũ, nhiều người nói rằng, chính vở kịch thơ của tuổi học trò ngày ấy đã đưa tôi đến với văn chương. Trong mơ mơ hồ hồ, tôi nghĩ chắc cũng có phần như vậy. Ngày ấy, chúng tôi không biết Hoàng Như Mai là ai, chỉ biết trong cuốn Introduction à la littérature Vietnamienne giới thiệu trước Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia nhóm văn nghệ Hàn Thuyên và viết kịch, đóng kịch...
Pho từ điển sống
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, qua anh em, tôi biết GS-NGND Hoàng Như Mai. Sau đôi lần trò chuyện, tôi coi ông như thầy – một người thầy đáng kính, dù chưa chính thức học ông giờ nào. Vở kịch thơ Dòng sông biên giới đã gieo vào lớp trẻ chúng tôi ngày đó tình yêu nước thương nòi trước họa xâm lăng. Sau này hỏi ra, thầy cho biết tình yêu quê hương không ai không có, mỗi người có một cách yêu và cách yêu nào cũng đáng trân trọng. Với thầy, lịch sử dân tộc chính là điểm tựa để ta nên người; quá khứ là bệ phóng để ta vươn lên tầm cao mới, không có quá khứ thì không có hiện tại và chẳng có tương lai. Chuyện dở chuyện hay, chuyện đúng chuyện sai của quá khứ, mỗi người tự rút ra bài học cho riêng mình để hoàn thiện mình, ấy mới là một-con-người đúng nghĩa.
Với tôi, thầy như một pho từ điển sống. Thầy viết rất nhanh. Khi cơ quan cần gấp một bài gì trong lĩnh vực văn chương, kịch nghệ, kể cả những nhân vật của một thời, tôi gọi điện đến và chỉ vài giờ sau là có bài của thầy. Đọc bài thầy viết, ai cũng thích vì những chuyện của thầy kể là những chuyện rất đời mà cũng rất đạo. Ở đó, người đọc thấy nhân cách của con người được rực sáng và đầy ắp tính nhân văn.
Sau ngày Nam Bộ kháng chiến (23-9-1945), vợ chồng kịch tác gia kiêm diễn viên Hoàng Như Mai “đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”, xung phong lên đường Nam tiến cùng với bạn bè, như: Sỹ Tiến, Đào Mộng Long, Thu Hà, Tô Hải... Vào đến Huế, anh em tập hợp thành lập Đoàn kịch Độc lập đi lưu diễn phục vụ khắp các tỉnh miền Trung. Đến Phú Yên, tình hình chiến sự ngày càng căng, Đoàn kịch Độc lập chuyển thành đội Tuyên truyền vũ trang, nhưng sau đó không lâu, theo lời khuyên của lãnh đạo tỉnh Phú Yên, anh chị em trong đoàn quay trở về miền Bắc tham gia kháng chiến. Nhưng cuộc đời đưa đẩy không ai có thể tính trước. Kịch tác gia kiêm diễn viên Hoàng Như Mai đến với giáo dục, với bục giảng cho đến tuổi 90 vẫn chưa dứt ra được.
Biết đâu sẽ còn...
Thời trai trẻ, sau khi đỗ tú tài, Hoàng Như Mai muốn làm bác sĩ cứu người nên vào trường y, sau đó lại muốn đấu tranh giành quyền sống của con người trước cường quyền nên bỏ trường y vào trường luật, nhưng rồi chuyện văn chương lại níu kéo chân ông. Cuối năm 1945, đầu năm 1946, Hoàng Như Mai được Nhà Xuất bản Hàn Thuyên ấn hành mấy đầu sách liền, như Thặng dư giá trị, Đời sống thợ thuyền trong xã hội tư bản, Lênin và Cách mạng Tháng Mười... Chỉ đọc qua nhan đề mấy đầu sách, tôi hiểu rằng người công dân Hoàng Như Mai sớm ý thức được vai trò của người nghệ sĩ sau những đêm dài nô lệ. Thầy đã sớm “nhận đường” và đi suốt đến ngày nay không một chút băn khoăn, do dự. Khi đến với giáo dục, Hoàng Như Mai cũng dành hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người và đã viết: Giáo dục hướng thiện, Suy nghĩ về công việc đào tạo con người mới tương lai... Nhưng sân khấu – tình yêu ban đầu trong văn nghiệp của thầy - cứ mãi ám ảnh và thầy lại viết kịch về Nguyễn Đình Chiểu, viết một số công trình nghiên cứu đầy đặn, như: Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang, Nhận định về cải lương... Ngoài ra, thầy còn viết truyện, làm thơ. Cách đây 15 năm, hồi thượng thọ 75 tuổi, thầy có viết bài thơ Ru mình, tôi rất thích: “Rồi đây mình cũng đi xa/ Năm ba năm nữa... biết là bao nhiêu?/ Chừng như chiều đã qua chiều/ Chừng như sương đã xuống nhiều ướt vai!”. Ngày ấy xa lắm và hy vọng sẽ còn xa lắm. Tôi tin những thế hệ học trò của thầy cũng nghĩ như tôi. Mười lăm năm rồi và biết đâu sẽ còn... mười lăm năm nữa, thưa thầy!