
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationHermann Franzen – Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Đức HDE – nói rằng World Cup 2006 sẽ làm tăng doanh số bán lẻ (vốn trì trệ liên tục vài năm qua) lên 0,5%-1% trong năm nay. Kinh tế Đức – dù được xếp thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nhật) – thật ra đang trong giai đoạn khó khăn. Đức chỉ được xếp hạng 15 trong báo cáo các nền kinh tế có khả năng cạnh tranh toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2006. Tỉ lệ thất nghiệp Đức hiện ở mức hơn 12% và tăng trưởng kinh tế gần như là số không trong năm 2005. Dù vậy, Petra Hedorfer – Giám đốc điều hành Cơ quan Du lịch quốc gia Đức – vẫn tươi tỉnh tin rằng World Cup sẽ mang lại 11-12 tỉ USD cho kinh tế đất nước (tính đến thượng tuần tháng 5-2006, Đức đã xài 3,6-4,8 tỉ USD cho World Cup tổ chức ở 12 thành phố). Tuy nhiên, lịch sử từng chứng minh ngược lại.
NHỮNG KINH NGHIỆM ĐAU THƯƠNG
Khi đăng cai World Cup 1994, Mỹ tin rằng tiền lời có thể đạt đến 4 tỉ USD. Kết quả, như công bố của Victor Matheson – giáo sư kinh tế Đại học Lake Forest (Illinois) – cho thấy 6 trong 9 thành phố Mỹ tổ chức World Cup có tỉ lệ tăng trưởng chậm hơn cả dự tính trong hoàn cảnh bình thường! World Cup đã làm Mỹ lỗ 4 tỉ USD. Các cơ sở hạ tầng mới xây dựng – trong đó có sân vận động – thường gần như bị bỏ hoang sau mùa giải. Đầu tư xây dựng hạ tầng kiến trúc không đơn giản như việc thuê người buổi sáng đào lỗ rồi buổi chiều thuê người lấp lại.
Trước mùa World Cup 2002, Viện Nghiên cứu Dentsu (Nhật) từng ước tính 24,8 tỉ USD (3,3 tỉ yen) sẽ đổ vào nền kinh tế Nhật – một khoản tiền khổng lồ chiếm 0,6% GDP của một đất nước có GDP thứ hai thế giới như Nhật. Trong khi đó, Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) dự tính World Cup sẽ đem lại 8,9 tỉ USD (11,7 ngàn tỉ won) tiền lãi, tương đương 2,3% GDP của Hàn trong năm 2000, chưa kể 350.000 chỗ làm mới được tạo ra.
Các con số lấp lánh trên được FIFA ký xác nhận và được quảng bá rộng rãi, thông qua 2 liên đoàn bóng đá sở tại. Như một sự lặp lại lịch sử khó tránh, Chính phủ Nhật-Hàn cũng xài quá mức cho cơ sở hạ tầng. Hai nước đã xây dựng 20 sân vận động (40.000 chỗ) với tổn phí hơn 3 tỉ USD. Trong khi đó, Pháp xây duy nhất một sân hồi World Cup 1998 và Mỹ chỉ cải tạo vài sân cũ mà không xây sân nào hồi World Cup 1994. Hầu hết sân mới tại Nhật và Hàn chỉ tổ chức 3-4 trận trong mùa giải. Tại vài thành phố không tổ chức World Cup 2002, người ta cũng vung tay quá trán trong việc nâng cấp-làm mới cơ sở hạ tầng với hy vọng lôi kéo du khách. Khoảng 80 thành phố ở Nhật từng cạnh tranh giành danh hiệu “trại nghỉ gốc” tốt nhất cho khách hải ngoại. Thành phố Totorri tại Tây Nam Nhật đã tung ra chiêu dụ du khách Ecuador bằng cách bao toàn bộ tổn phí của đội bóng Ecuador (lên tới 100 triệu yen).
... và PHẾ TÍCH
Ngành du lịch Nhật và Hàn không ngờ rằng nhiều du khách bình thường, đặc biệt là giới thương nhân, đã hủy chuyến bay sang 2 nước trên để tránh đám đông và không khí náo nhiệt của World Cup. Nhiều cư dân địa phương cũng đóng cửa lên đường đi du lịch xa nhằm tránh sự huyên náo bất thường. Hơn nữa, du khách bóng đá – do chi nặng tiền cho giá vé và mướn phòng – thường dè sẻn trong tiêu xài linh tinh, so với du khách bình thường.
Khi đường phố trở lại không khí bình thường, tiếng trống kèn inh ỏi biến mất, quán xá thưa thớt khách..., người ta bắt đầu tính sổ. Vấn đề lúc đó không phải là chiến thuật trên sân cỏ hoặc chuyện chân cẳng các danh thủ bị chấn thương mà là chuyện lời lỗ trong kinh doanh và chuyện được mất trong kinh tế đất nước. Tổng kết sau World Cup 2002 cho thấy số du khách đến Hàn và Nhật không nhiều như mức mong đợi. Những gì World Cup 2002 bỏ lại sau lưng 2 nước đồng chủ nhà trở thành những phế tích đắt tiền: 20 sân vận động mà 16 trong số đó được xây dựng với kinh phí khổng lồ hiện thời nằm phơi nắng. Dùng vỏn vẹn 3-4 lần trong mùa giải, nhiều cầu trường ít nhiều đã bị bỏ hoang hoặc chỉ có thể tổ chức hội hè địa phương. Khu phức hợp Saitama, trong đó có sân vận động 63.700 chỗ ngồi, tốn 667 triệu USD nay đã làm hao thêm 6 triệu USD phí duy tu mỗi năm. Chỉ 3 trong 10 thành phố Nhật có sân vận động mới là có đội bóng chuyên nghiệp và ít người biết rằng thậm chí có một sân mới toanh chưa bao giờ được hưởng không khí trống kèn World Cup.