
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationBên cạnh hãng phim Nhà nước TFS, số lượng phim nội trên sóng truyền hình chiếm lĩnh giờ vàng nhiều như hiện nay phải kể đến công lao đóng góp của các hãng phim tư nhân. Sự năng động của lực lượng này đã mang đến cho người xem nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi xem phim. Tuy nhiên, phần đông những đơn vị tư nhân tham gia sân chơi xã hội hóa này lại là các công ty quảng cáo nên từ đó nảy sinh những bất cập.
Những đứa con lai về văn hóa
“Gốc” của một bộ phim nằm ở phần kịch bản. Chân lý đó không bao giờ thay đổi, các hãng phim tư nhân hiểu điều này và họ cũng thừa biết kịch bản chính là yếu tố cạnh tranh đầu tiên giữa các hãng với nhau. Với thế mạnh về tài chính, các đơn vị này hiển nhiên trong tay không thiếu nguồn kịch bản nhưng tìm được kịch bản hay thì thực sự là chuyện “hái sao trên trời”. Để giải quyết khó khăn trước mắt và bảo đảm lấp đầy sóng như hợp đồng đã ký với đài, cách “chữa cháy” nhanh nhất là mua kịch bản nước ngoài rồi về chế biến lại. Đi đầu trong phong trào mua kịch bản của nước ngoài là Công ty Lasta với hàng loạt kịch bản mua của Thái Lan; Hãng phim Việt (Công ty BHD) có Người mẹ nhí (Tây Ban Nha), Nguyệt quán (format Nhà hàng Italia) và đang quay Cô gái xấu xí (mua format từ Ugly Betty của Columbia); Hãng Vifa Film với Lẵng hoa tình yêu mua format của Hàn Quốc và sắp tới là Vườn ảo thuật; phim Hoa dã quỳ (M&T Pictures) đang phát sóng cũng có xuất xứ kịch bản từ Hàn Quốc...
Xét cho cùng việc làm này hoàn toàn không có gì đáng chê trách bởi ngay như “gã khổng lồ” Hollywood cũng thường mua bản quyền phim của những nước khác để làm lại. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là do trình độ chế tác của những người làm phim còn hạn chế nên nhiều phim khi lên sóng “hồn Việt” bay đâu mất. Rõ ràng bối cảnh xảy ra ở VN, diễn viên người Việt, thoại bằng tiếng Việt nhưng diễn tiến câu chuyện, kiểu đối đáp, hành xử của nhân vật như ở trên mây. Bắt chước vụng về, xa rời thực tế và vô lý đến khó tin, đó là ba điểm mà khán giả thường kêu ca ở những bộ phim Việt “cốt” ngoại này. Trong nhiều phim, người tốt - tốt đến mức khờ khạo, kẻ ác - ác hết chỗ chê. Trong phim Hoa dã quỳ, nhân vật Sét mở miệng ra là “asssi” y chang mấy nhân vật nam trong phim Hàn. Ngay bộ phim ăn khách nhất trong thời gian qua: Mùi ngò gai mặc dù đạo diễn, tác giả kịch bản người Hàn Quốc đã sống cùng người Việt 5 tháng để “thấm” hồn Việt nhưng tác phẩm ra đời vẫn là “đứa con lai về văn hóa”. Các nhân vật trong phim đi đứng, ăn nói, chào hỏi đều rập khuôn Hàn.
Không có đất cho sự sáng tạo
Tiến độ phát sóng liên tục cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải tăng tốc thời gian làm phim. Để rút ngắn giai đoạn hậu kỳ, phương pháp làm phim theo kiểu sitcom (thu tiếng đồng bộ, quay 3 máy cùng lúc) là giải pháp hợp lý nhất và đây cũng là xu thế làm phim truyền hình hiện nay ở các nước. Vậy là từ 6-7 ngày/tập như trước đây, nay chỉ còn 2-3 ngày là phải hoàn tất một tập. Cảnh trí chưa đạt yêu cầu cũng phải quay. Diễn viên diễn chưa tốt cũng phải chấp nhận. Bởi quay thêm ngày là tốn thêm tiền. Nhà sản xuất không gật đầu là đạo diễn đành chịu. Khi kịch bản đã không thuần Việt lại thêm thời gian quay gấp gáp như hiện nay, làm sao có đất cho sự sáng tạo. Diễn viên ra trường quay hôm nay không biết diễn biến số phận nhân vật mình đóng ngày mai sẽ như thế nào. Đạo diễn- dù được tung hô là “vua, nữ hoàng trường quay”- thực chất cũng chỉ là người làm công ăn lương nên mọi việc phải phụ thuộc vào nhà sản xuất. Mà với cách thức trao đổi lấy phim trả bằng spot quảng cáo như hiện nay, các hãng phim tư phải vất vả lắm mới có thể cân đối thu-chi (khoảng từ 100 - 180 triệu đồng/tập) nên không dám đầu tư thích đáng cho phim. Bởi vậy, phim truyền hình Việt Nam luôn bị khán giả kêu ca là quá nhiều “sạn”, diễn viên diễn xuất quá kém.
Cách làm này cũng cho thấy các hãng phim không khác gì đang làm việc gia công phim cho nhà đài, cho nên không có gì khó hiểu khi tham gia sân chơi xã hội hóa này phần lớn là các công ty quảng cáo. Từ đó phát sinh ra một “bi kịch” khác là có hãng không hề có trong tay đội ngũ làm phim đành phải thuê một hãng phim khác có năng lực sản xuất để giao lại. Hãng phim này lại muốn lăng xê diễn viên độc quyền của mình nên cố ý “nhét” một người mẫu-diễn viên vào phim mặc dù biết rằng người này hoàn toàn không hợp vai. Mâu thuẫn giữa đạo diễn - diễn viên xảy ra và trở nên căng thẳng đến mức hai bên đòi kiện nhau. Bị lệ thuộc vào hãng phim, nhà sản xuất đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” tìm mọi cách bưng bít thông tin trên báo chí để khỏi lòi ra chuyện đứng tên nhà sản xuất trên giấy mà không có năng lực sản xuất!