
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationQuần kaki đen, áo sơ mi đen, người đàn ông ngồi bó gối giữa lòng xe nêm chặt người, cây đàn guitar được anh ôm cứng vào lòng như giữ một báu vật. Y Moan đó! Chuyến xe sớm Buôn Ma Thuột - TPHCM sáng 22-3-2006 đưa chàng ca sĩ của núi rừng Tây Nguyên về miền xuôi theo một cuộc hẹn văn nghệ “Xuôi về đồng bằng như chim xa rời tổ...” anh trả lời một người quen chung chuyến mà như nói với chính mình. Ở tuổi 52, con người từng có mặt ở nhiều sân khấu lớn trong nước, các lễ hội hoành tráng ở nhiều châu lục vẫn còn giữ hoài nỗi xao động, quyến luyến mỗi lúc rời chân khỏi vùng đất đỏ Tây Nguyên...
NGUỒN CỘI - BÀI CA BẤT TẬN
Dù bạn bè, thân hữu ở khắp nơi không thiếu, Moan vẫn còn hoài cảm giác ấy. Đến phố phường đô hội, với anh; khác hẳn những chuyến vượt núi cao, khe sâu về với bà con ở các buôn làng, nơi chàng ca sĩ da nâu, chân trần trong chiếc khố dệt bằng bàn tay người mẹ quê hương cất tiếng hát hồn nhiên đến vỡ cả lồng ngực giữa vòng tay say đắm của đồng bào. Gùi trên lưng guitar, prô, kní trên tay, từ bao năm rồi, cùng với những đứa em Y Jack, Y Phôn, Y Linh và nhiều thành viên trong Đoàn Ca múa nhạc Đắk Lắk, Y Moan vẫn thiết tha với những chuyến đi như thế, vẫn say sưa hết mình trên những sàn diễn hoang dã ở những buôn làng dưới chân Trường Sơn. Ở đó, tiếng hát, điệu múa của họ như vang động cả đại ngàn, chắp thêm đôi cánh mộng mơ, niềm tự hào và khát vọng của bao tâm hồn già trẻ, gái trai. “Tôi thèm được hát suốt đời cho bà con mình, cho tất cả các dân tộc anh em sống trải khắp Tây Nguyên”, có lần Y Moan đã nói như thế và “cầu mong thượng đế cho mình được sống đến 100 tuổi để hát những bài tụng ca nguồn cội”. Hát là truyền sự rung cảm chân chất về cuộc sống đến nhiều người và hát, trên tất cả, với Moan, là hành động gọi bầy của con chim phí hay lời nhắc đừng bao giờ quên nguồn cội.
Gái trai quê tôi da nâu mắt sáng,
Vóc dáng hiền hòa
Như đứa con của Trường Sơn
Tôi đi khắp đất trời xa xôi
Không nơi nào như quê hương tôi...
“Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2006, anh em chúng tôi đã có 20 chuyến đi như thế. Nhưng chừng ấy chưa thấm vào đâu so với nỗi khao khát của bà con mình” - giọng Moan hào hứng. Cứ như chính những sàn diễn trên cỏ xanh cao nguyên mới đủ sức lôi từ lồng ngực chàng trai Ê Đê những ca từ lay động chắt lọc từ hồn thiêng đại ngàn.
GIỮ HỒN CHO SÔNG SUỐI
GIữa 2 câu hát của người nghệ sĩ đã bước qua tuổi 52 này thỉnh thoảng chen vào tiếng e hèm kín đáo. Giọng cao vút khàn đục của Moan bây giờ dường như không được như xưa, thời anh đoạt giải nhì Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc, vì thuốc lá, rượu và cả bụi đỏ vùng cao. Moan kể rằng những đêm diễn ở buôn làng, anh và các bạn phải hít thở, lấy hơi trong màn bụi đỏ trùng trùng. Kết thúc đêm diễn, tóc tai, mắt mũi người nào cũng đầy bụi đỏ. Chẳng sao cả, sự sôi động hào hứng của bà con xua hết bao nhọc nhằn. “Trời sinh mình làm chim để hót, không loài chim nào biết hót mà lại giữ tiếng hát cho riêng mình”. Anh kể về thế hệ đàn anh, đàn chị, những Rơ Chăm Giơn, H’ Pem đến phút cuối cùng của cuộc đời vẫn say sưa cất tiếng hát. Với Moan, họ không chỉ là những tấm gương cống hiến hết mình cho nghệ thuật mà còn là một phần của di sản văn hóa truyền thống và đời sống tinh thần các dân tộc Tây Nguyên mà thế hệ anh, con cháu của anh phải ra sức giữ gìn. Có lẽ vì thế mà anh vẫn thường nhắc nhở các con mình chăm về thăm buôn làng, dù họ đang ở rất xa ngôi làng Draprong - Y Wol, trưởng nhóm Đồng Đội - giảng viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội) và Y Garia, trưởng nhóm Bazan, hiện đang du học ở Pháp. Và bao giờ cũng vậy, mỗi lần 2 chàng trai này về thăm nhà, ông bố Y Moan cũng giục họ cầm rựa, vác cuốc lên rẫy. Moan nói rằng: Văn hóa quê anh không cao siêu, văn hóa là khi con người biết hướng về cội nguồn để thắt cho chặt chiếc khố và giữ cho mỗi đoạn sông, con suối, mỗi bóng cây, mái nhà đỉnh núi cao nguyên luôn sống động phần hồn.
“Rẫy tôi rất ngắn, chỉ bằng 2 hơi ngựa chạy. Nhà tôi nhỏ lắm, tre đã gãy, mái đã sập nhưng tôi vẫn mời anh đến uống rượu chua!”. Câu chuyện Ê Đê đầy chất thi ca được Y Moan nhắc đến như lời nhắn gửi về tấm lòng hòa ái của dân tộc mình. Rồi Moan nhấn mạnh: “Chua chứ không phải ngọt đâu nhé! Đó là sự hào phóng hướng về chiều sâu nội tâm, ý nghĩa trọn vẹn của cuộc đời”.
CHỖ CỦA MOAN KHÔNG PHẢI NƠI NÀY
HIểu rồi! Muốn hưởng được vị ngọt phải biết nếm trải chua cay! Vậy thì con chim lửa Y Moan đã ở giai đoạn nào của cuộc đời chua ngọt? Không trả lời câu hỏi này, chàng nghệ sĩ núi rừng sửa lại mép áo, mắt nhìn vào khoảng xa xăm. Rồi anh ngửa cổ, chỉ vào vết sẹo trên má trái, vết tích té ngã trong lần đầu được bố tập cầm cương ngựa: “Đừng ngại, phải luôn biết xông pha với đời...”.
Ghé một quán bar trên đường Cao Thắng trong buổi tối ngắn ngủi nán lại TPHCM, Moan gặp lại một nữ ca sĩ cùng trang lứa mà thời son trẻ, từng cùng mình đứng chung trên nhiều hội diễn ca nhạc. Bao nhiêu hồi ức tươi xinh của một thời cống hiến hết mình cho nghệ thuật chưa kịp làm ấm cuộc hàn huyên tình cờ, đã thấy mắt Moan đỏ hoe buồn bã. Anh vừa chứng kiến cảnh đồng đội đã qua tuổi vàng son của giọng hát kín đáo gom góp từng tờ bạc trong các cành hoa mà khách cầm trao. Lặng người bên ly rượu, giữa âm thanh ồn ã, lắm lúc náo động, chàng nghệ sĩ của núi rừng đang thấm thía về nghiệp cầm ca trong thời buổi ca nhạc thị trường?
Không, thời của Moan không như thế. Chỗ của Moan không ở nơi này. Moan phải về với trên kia, về với đại ngàn...