
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationMừng cho những người tôi quen biết khẳng định được mình bằng nỗ lực tự thân. Và anh - Nguyễn Tôn Nhan là như thế.
Thì thôi mất hẳn em rồi/ Tần ngần nhân loại bồi hồi ngàn sau
Mạch thơ này của Nguyễn Tôn Nhan, tôi biết từ những ngày trước giải phóng (1975). Ngày ấy, thơ anh xuất hiện khá thường xuyên trên Thời tập. Nhưng khi gặp nhau, tôi không tin những vần thơ ấy lại dành cho lứa tuổi đôi mươi đầy hoa mộng như chúng tôi, trong đó có anh. Nhớ lại, sau giải phóng một thời gian, được sự “cưu mang” của anh Nguyễn Khắc Vỹ (Ba Khanh), chúng tôi tụ về quận 4. Lúc ấy, chuyện văn chương đối với chúng tôi chỉ là chuyện vui cho qua ngày, chẳng ai nghĩ, đúng hơn là dám nghĩ mình sẽ được ngồi vào chiếc chiếu văn chương, nhất là chiếc chiếu của những nhà văn cách mạng. Chu Vương Miện sống thêm bằng nghề bán sách cũ, Trần Dzạ Lữ làm thêm nghề đồng nát, Nguyễn Đạt làm thêm nghề... thợ mộc ngang hông, Nguyễn Tôn Nhan và ba đứa con nhỏ sống dựa vào chiếc máy khâu của vợ.
Thời gian sau, nghe anh “khoe” được chỗ dạy kèm chữ Hán. Hỏi ra, chữ Hán của anh bước đầu như bao học sinh trung học khác. Nhưng có một lần, anh thấy bố viết chữ “Kỳ” dường như... không đúng, anh bèn lôi sách ra đọc. Càng đọc và chú ý học thứ chữ lắm bộ, nhiều nét này anh thấy thích thú. Sáu tháng tự học từ nền tảng cơ bản của nhà trường, anh đọc được Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Từ đó, anh cần mẫn hơn trong việc đọc, học, nghĩ về văn hóa, văn học chữ Hán và... viết.
Hoan hô đổi mới
Trước đổi mới, in được một bài thơ, một truyện ngắn trên báo đã khó huống gì in được cuốn sách. Sau năm 1986, đất nước đổi mới, các nhà xuất bản mọc lên như nấm gặp mưa. Nhà nhà làm sách, người người làm sách. Từ loại tiểu thuyết ba xu cho đến truyện kiếm hiệp được đội cái mũ mới: tiểu thuyết tâm lý xã hội, truyện dã sử, lịch sử... ra ào ào. Công bằng mà nói, bên cạnh cái xô bồ ấy, nhiều tác phẩm có giá trị được in lại, như: Minh tâm bửu giám của Trương Vĩnh Ký, Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ... Người viết lúc ấy không phải đến cầu cạnh nhà xuất bản, trái lại nhà xuất bản (đại diện là những tư nhân bỏ tiền làm sách) đến tận nhà mua bản thảo, ứng trước tiền để có bản thảo sớm nhất.
Khi Nhà nước sắp xếp lại công tác xuất bản, sự khổ học của ngày nào đã đem về cho Nguyễn Tôn Nhan cả danh lẫn lợi. Đọc những bản dịch của anh, tôi luôn thấy anh tiệm cận được với “tín” (tin thực) và “đạt” (thông thấu tới nơi), có những trang, những đoạn đã vươn tới “nhã” (tao nhã). Chính nhờ vậy mà những bản dịch của anh luôn có người đọc. Các tư nhân làm sách (nay đều được phép lập công ty) sẵn sàng ký hợp đồng và ứng tiền hằng tháng để anh dịch những gì anh thích. Cụ thể, tháng 11-2005, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Gia Vũ, ký hợp đồng với anh dịch bộ Hoài Nam Tử (2.000 trang, khổ 14,5 x 20,5 cm; giá 50.000 đồng/trang; mỗi tháng ứng cho dịch giả 5 triệu đồng. Cuối tháng 12-2006, hoàn thành bản thảo, nhận tiếp phần tiền còn lại). Đây là tập đại thành tư tưởng thời tiên Tần (Trung Hoa).
Con cái là tương lai của mình; mình là quá khứ của con cái
Ai đã có con, có trách nhiệm với con cái thì không có gì gọi là khó hiểu khi nghe như thế. Nguyễn Tôn Nhan bây giờ vẫn nghèo nhưng không còn khổ và cũng chẳng hèn; không giàu nhưng vẫn sang. Đó là điều đáng mừng, đáng quý, đáng trân trọng. Ba đứa con anh bây giờ đã lớn. Hai cháu đầu đã lập gia đình và vợ chồng anh đã có cháu nội, cháu ngoại. Lúc nào đó, chúng nhìn lại quá khứ, chắc con cái anh phải tự hào về cha mẹ mình. Riêng vợ chồng anh cũng rất tự hào khi nói về con cái. Sự khổ học của anh, sự cần cù của mẹ đã làm cho con cái ý thức về cuộc sống, về việc phải nâng cao tầm hiểu biết ngay từ những ngày ngồi ở ghế nhà trường. Cháu Nguyễn Tiên Yên (1972) đang làm nghiên cứu sinh (triết học) ở Nhật; cháu gái Nguyễn Duệ Tiên (1974) đang hoàn chỉnh luận văn thạc sĩ (giáo dục) ở Nhật; cháu trai út Nguyễn Tiên Đàn (1976) đã tốt nghiệp kỹ sư máy tính ở Nhật, đang làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại TPHCM.
Với tôi, đây là thành công nhất trong cuộc đời vợ chồng Nguyễn Tôn Nhan.
Trở lại công việc dịch thuật, Nguyễn Tôn Nhan cho biết, tiếp tục học, tiếp tục nghĩ để có những bản dịch thật tốt trong khả năng cho phép. Anh nói: “Đọc những bản dịch của Nhượng Tống, Đào Duy Anh... phải bái phục các cụ, ông ạ. Tôi cho rằng, bản dịch Ly Tao, Tây sương ký của Nhượng Tống, hoặc bản dịch Sở từ của Đào Duy Anh là những bản dịch mẫu mực. Đọc tới đọc lui, tôi thấy các cụ sao mà uyên bác đến thế, tài hoa đến thế”... Thấy nụ cười của tôi, chắc anh ngại tôi cà khịa như “bản tính trời sinh”, nên cười nói tiếp: “Phục các cụ để tìm cách khắc phục, để dặn lòng phải cố gắng hơn nữa, chứ không phải làm lấy được rồi đổ thừa vì các cụ uyên bác quá, lấy các cụ làm thước đo thì hậu sinh làm sao sánh bằng”.