
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Đây là bản chỉnh sửa lần cuối cùng của hồ sơ di sản khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long theo những góp ý của UNESCO, đã được gửi vào ngày 30-9-2008.
Một bộ hồ sơ có chất lượng
Bộ hồ sơ được gửi đi gồm 871 trang thay vì 862 trang như trước kia. Thay vì slide 435 ảnh, bộ hồ sơ mới được rút lại 84 ảnh, băng video miêu tả hiện trạng di tích trước có thời lượng hơn 41 phút nay được tăng lên 45 phút. Bộ hồ sơ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, gồm 9 mục, 162 trang, bao gồm chi tiết các nội dung xác định giá trị di sản, mô tả di sản, lý giải việc đăng ký tên, tình trạng bảo tồn và những nhân tố tác động đến di sản, các giải pháp bảo vệ và quản lý di sản; việc giám sát phát huy giá trị di sản, lập hồ sơ tư liệu, thông tin liên hệ của các cơ quan hữu trách và chữ ký đại diện cho các quốc gia thành viên.
Vùng lõi của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được giới hạn bởi đường Nguyễn Tri Phương ở phía Đông, Phan Đình Phùng và Hoàng Văn Thụ ở phía Bắc, đường Độc Lập ở phía Tây, phía Nam là đường Bắc Sơn, Tây Nam là đường Điện Biên Phủ (trừ khuôn viên Nhà Quốc hội mới). Cấm thành nằm trọn vẹn trong vùng lõi này, có diện tích hơn 18 ha, được giới hạn bởi các tuyến đường Phan Đình Phùng - Hùng Vương - Trần Phú - Lý Nam Đế.
Bộ hồ sơ được hoàn thiện bởi các nhà khoa học trong nước và quốc tế, gồm các chuyên gia Viện Khảo cổ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Việt Nam học và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Khu Di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, các chuyên gia của UNESCO đến từ vùng Ile de France, Nhật Bản và nhiều nước khác.
Sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, từ ngày 1-2-2009 đến quý I/2010, các chuyên gia của UNESCO sẽ nghiên cứu bộ hồ sơ này và có thể sẽ sang Việt Nam khảo sát di sản. Nếu còn thiếu sót, hồ sơ sẽ được bổ sung trước ngày 31-1-2010. Đầu tháng 7-2010, UNESCO sẽ tổ chức một phiên họp chính thức nhằm đưa ra quyết định cuối cùng có công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới hay không. Ông Trần Quang Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, đánh giá đây là bộ hồ sơ có chất lượng. Hơn nữa, việc đề nghị UNESCO không xuất phát chỉ từ mong muốn chủ quan của Việt Nam mà bắt đầu từ những gợi ý của các nhà khoa học quốc tế.
Thăng Long trong tương quan với các cố đô khác trên thế giới
Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất), phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ VII – IX đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ XVIII rồi thành Thăng Long- Hà Nội thế kỷ XIX, qua thời Pháp thuộc cho đến nay. Tổng cộng hơn 1.300 năm.
“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội mang những giá trị tiêu biểu có tính chất toàn cầu. Đó là trung tâm quyền lực lâu dài, liên tục trong lịch sử, hiếm thấy trong cả khu vực và trên thế giới”. Đây là những luận điểm quan trọng mà phía Việt Nam trình bày trước Ủy ban Di sản, ông Trần Quang Dũng cho biết. Ở trung tâm này có điều kiện hội tụ các yếu tố mang tính học thuyết tư tưởng, tôn giáo toàn cầu là Phật giáo và Nho giáo, được tiếp biến qua các lớp văn hóa. Điều đặc biệt, Hoàng thành Thăng Long không chỉ phản ánh một giai đoạn phát triển của lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mà đến nay Hà Nội vẫn là trung tâm quyền lực của đất nước, là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – nghệ thuật đương đại.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản khi nghiên cứu về Hoàng thành đã khẳng định: “Trên thế giới có các di tích cố đô nổi tiếng như Fono Romano ở Rome (Ý), Trường An (Trung Quốc), Heijo Kyo ở Nara (Nhật Bản), tất cả đều được thừa nhận như di sản văn hóa của nhân loại và xếp hạng di sản thế giới. Giờ đây, một di tích có giá trị tương đồng và còn hay hơn các di tích cố đô như đã nói trên mới xuất hiện giữa lòng Hà Nội. Nếu so sánh với kinh đô ở Nara thì con số khoảng 1.300 năm của Thăng Long sẽ rất có ý nghĩa”. Giáo sư Yun Hyeung Won, chuyên gia Cục Di sản Hàn Quốc, nhấn mạnh: “Hoàng thành Thăng Long có nhiều nét giống cố đô Silla của Hàn Quốc nhưng quy mô rộng lớn và các tầng văn hóa dày đặc hơn. Đây không chỉ là di sản của Việt Nam mà còn là của thế giới”.
Chỉ có một cố đô có thể so sánh về tầm vóc chính trị, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo... với Hoàng thành Thăng Long là kinh đô Trường An của Trung Quốc. Kinh đô này là mẫu hình cho các kinh thành Bắc Á như Nara, Silla, Hoa Lư và ngay cả Thăng Long. Tuy nhiên, cho đến nay cố đô này không còn bất cứ dấu vết vật chất nào.
Hồ sơ trình lên UNESCO nêu rõ, các lớp văn hóa cổ phát lộ cho thấy khu vực kinh thành Thăng Long chính là một trung tâm chính trị trong suốt thời gian dài khoảng 1.300 năm. Hệ thống các loại hình di tích kiến trúc còn lại trên mặt đất và quần thể các dấu tích nền móng cung điện, lầu gác cùng số lượng lớn, phong phú các loại hình di vật độc đáo được khảo cổ học phát hiện dưới lòng đất tại khu trung tâm Hoàng thành cho biết nhiều điều về lịch sử thăng trầm kéo dài gần 1.000 năm của kinh thành Thăng Long. Cảnh quan đô thị nói chung và từng đường nét kiến trúc, mỹ thuật nói riêng của khu di tích này đều chứa đựng những dấu ấn đặc thù điển hình cho sự phát triển liên tục của một trung tâm quyền lực tại châu Á đương thời. Rất nhiều sự kiện mang tầm vóc quốc tế, bao gồm sự phát triển của các nhà nước độc lập, các mẫu hình nhà nước kiểu châu Á, ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, phương Tây, tác động của quá trình thực dân hóa và các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại dấu ấn tại khu di tích và còn có thể nhìn thấy được trong không gian chung của khu trung tâm chính trị Ba Đình ở giữa lòng TP Hà Nội hiện đại.
Dòng chảy văn hóa
Cuộc khai quật bất ngờ năm 2003 tại số 18 Hoàng Diệu đã phát lộ di tích Hoàng thành, gây nên một chấn động thú vị lớn. Giá trị nổi bật và tính độc đáo của khu di tích này là có nhiều tầng văn hóa của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, tiếp nối nhau liên tục không đứt đoạn, là nơi hội tụ và kết tinh các giá trị văn hóa dân tộc. Những di vật ở di chỉ khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội tại 18 Hoàng Diệu còn cho thấy Thăng Long - Hà Nội vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa trong thời gian dài hơn ngàn năm vừa là nơi tiếp xúc, tiếp thu những tư tưởng văn hóa của các vùng, các quốc gia có nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Trung cận Đông và Đông Nam Á.
Ở tầng văn hóa sâu nhất, các nhà khảo cổ đã phát hiện di tích bó nền, móng trụ, cống thoát nước, ba giếng nước cùng các loại gạch, trong đó có gạch “Giang Tây quân”, đầu ngói ống với những trang trí đặc trưng thời Đường. Trên lớp di tích Đại La là lớp di tích Lý, trong đó có giếng nước Đại La với hàng gạch màu đỏ thời Lý ở bên trên. Giai đoạn Đinh - Tiền Lê cũng để lại dấu tích - đồ gốm thế kỷ X và loại gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên”.
Bên cạnh các loại hình kiến trúc, tại khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu còn tìm thấy nhiều hiện vật quý là đồ gốm, đồ kim loại, trong đó nhiều hiện vật là đồ dùng của hoàng đế và hoàng gia. Đồ gốm sứ ở đây có nguồn gốc rất đa dạng, không chỉ có nguồn gốc Việt Nam mà còn được nhập từ Trung Hoa, Nhật Bản và Tây Á. Điều này cho thấy tại Thăng Long sự trao đổi, giao thoa văn hóa diễn ra trên phạm vi rộng. Tiêu biểu nhất là đồ gốm trắng mỏng trang trí in nổi rồng và đồ gốm hoa lam cao cấp vẽ rồng, phượng. Trong đó, đồ sứ trắng mỏng (có xương sứ mỏng như vỏ trứng), còn gọi là sứ thấu quang – khi cầm soi lên ánh sáng có thể nhìn thấy hoa văn bên trong với hình hai con rồng năm móng, ở giữa lòng có chữ Quan. Đây là sản phẩm đặc sắc, là đồ dùng dành riêng cho nhà vua. Trong số đồ gốm tìm thấy tại di tích còn có đồ gốm ghi chữ Hán như Trường Lạc cung, Trường Lạc khố.