
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation- Những người cầm bút trẻ vẫn đùa khi gọi Xuân Sách là “nhà văn trẻ”. Về tuổi nghề, kinh nghiệm cầm bút thì không ai dám gọi, nhưng vì ông là một trong số những “lão nhà văn” chịu khó nói chuyện, chịu ngồi cùng bàn tròn với người trẻ và dốc hết ruột gan mình với những bạn văn trẻ mỗi khi có dịp đến Vũng Tàu. Điều duy nhất với ông, chỉ cần sự hiểu, đã có thể là bạn vong niên.
Vậy nhưng “tin đồn” về một nhà văn “rất khó”, “nghiêm” khi nói về ông vẫn khiến tôi chột dạ. Trong Chân dung nhà văn, chưa nói tới chuyện tốt xấu, ông đã sẵn sàng đưa không ít đồng chí, không cả nể đàn anh của mình vào “cuộc chơi”. Cứ thẳng thắn “phang” dù sự nghiệp văn chương lẫn công danh của họ có cao đến đâu chăng nữa.
Nhưng thực sự, tiếp xúc với lão nhà văn – bản thân ông cũng nhận mình có chút máu liều, máu gàn lại là một người thẳng tính, chân chất, không giấu những suy nghĩ của mình. Dù cả khi đó là những suy nghĩ tưởng rất gai góc, tưởng sẵn sàng “khiêu chiến”. Ít ai biết, với ông, “trước khi chuyển cái đau đến người khác, tôi đã nếm đủ cái đau ấy rồi, và cảm thấy trách nhiệm người cầm bút phải viết ra”...
Tập thơ Chân dung nhà văn của Xuân Sách viết từ 1960 – 1990, đến năm 1992 mới in công khai sau bao lần bị các nhà xuất bản “ngại nói thật” chối từ. Ông bảo, điều đó cũng dễ cảm thông, vì bấy giờ những chuyện nói thẳng nói thật được xem là “khiêu khích”, “đánh đấm” và không phải ai cũng có thể mạo hiểm chơi cùng như thế. “Hậu họa” cũng đến khi cuốn sách ra đời. Ông bị gán cho những biệt danh “gàn”, “liều”, “chán sống”, những bức thư nặc danh hăm dọa có, chửi bới có, khiêu khích có gửi tới tấp đến nhà... Bà xã ông cũng bị vạ lây với những lời gièm pha, nhưng vẫn bênh vực chồng: “Tôi tự hào về ông ấy”. Ông giám đốc gan dạ của nhà xuất bản năm đó bị chuyển công tác ngay sau đó vì lý do dám in cuốn sách bôi bác nhà văn Việt Nam!
Cũng có những lúc mệt và “hãi quá”, nhưng một lần ra Huế, một độc giả chạy tới ôm ông, tay bắt mặt mừng nói về cuốn Chân dung nhà văn với vẻ tâm đắc: “Viết được cuốn sách đó, anh chết được rồi”. Không giận, ông đã ôm bạn đọc ấy rưng rưng cảm động. Ông bảo, từ đó chỉ ngại mình không đủ sức cầm bút viết chứ không ngại viết những trang viết có thể dẫn đường tới nguy hiểm. Bởi cuối con đường ấy là sự giải thoát, là hạnh phúc lớn lao khi mình nói được lòng mình, nói đúng được những “mặt trái của tấm huân chương” mà không phải ai cũng nói được và được bạn đọc ủng hộ.
Với tác phẩm sắp hoàn thành của mình (tiểu thuyết, dài khoảng 300 trang), ông khẳng định đã đi được hơn 90% chặng đường và khi đến với độc giả, nhất định sẽ là... lần “chết” thứ hai đối với ông.
ANH CỨ VIẾT ĐI RỒI HÃY NÓI.
- Sống đi rồi mới viết và viết đi rồi mới nói – Đó là hai điều mỗi khi nói chuyện với các bạn văn trẻ, nhà văn Xuân Sách vẫn thường lưu tâm. Những tác phẩm được yêu mến của ông đều ra đời trong những trải nghiệm sống, sau những sẻ chia. Về sức sáng tạo của nhà văn, ông cho rằng đó là những phút “quỷ tài” đặc biệt viết ra. Sự thăng hoa ấy không nằm trong dự định của người cầm bút. Bởi thế, khi đã chọn nghiệp cầm bút thì Xuân Sách không nỡ bỏ tay bút, dù không phải thời gian nào “đứa con tinh thần” của mình cũng “mẹ tròn con vuông”. Nhất là khi lòng còn rộng mở, nhiều dự định, mong muốn thì hoàn toàn có thể mong đợi những khoảnh khắc “trời cho”. Ở tuổi 74, ông hào hứng cho biết.
Trò chuyện với giới trẻ, ông sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm đời văn ông góp nhặt được... của người khác, qua tác phẩm, qua đời sống nhà văn. Rất ít nói về mình, ông bảo, với người cầm bút, anh viết đi rồi hãy nói. Và tốt nhất là... không nên nói về mình.
Hằng ngày, nhà văn Xuân Sách vẫn dành thời gian tập thể dục giữ sức khỏe để sống và để viết được lâu hơn. Hình ảnh nhà văn vẫn thường dạo dọc bờ biển mỗi buổi sáng dìu dịu, trầm mặc với những suy nghĩ xa xăm đã thành quen thuộc với khu phố ông. Từ lúc mới cầm bút, nhà văn Xuân Sách đã có thói quen này: Để văn tràn đầy trong suy nghĩ, câu chuyện đầy đặn trong đầu trước khi viết ra giấy. Vì thế, cảm giác đối diện với trang giấy của ông lại rất thoải mái, khác với nhiều người. Bởi đó chỉ là “công đoạn cuối” viết lại những gì “cái đầu” và “trái tim” mách bảo.
Thời gian này, ông vẫn duy trì đều đặn công việc viết lách. Tiểu thuyết viết về những người trẻ tuổi, nhưng sống trong bối cảnh những năm 1950–1960, với những dằn vặt trăn trở mà thời đó... chưa dám nói, bây giờ mới có thể nói. Hỏi nhà văn, vậy có ngại giới trẻ bây giờ không chia sẻ được, thậm chí là... lười đọc truyện “ngày xửa ngày xưa”. Ông cười hóm hỉnh, khoe: Có cách, có cách để họ phải theo dõi chứ. Với tác phẩm này, không chia sẻ nhiều, nhưng nhà văn cho biết: “Lại thêm một lần được chết”. Và dù mỗi lần viết tác phẩm như vậy, viết từ nỗi đau, từ xót xa, tưởng như chết được thì ông vẫn nhẫn nại: “Có hề chi, với trách nhiệm của nhà văn mà không cảm thấy được “chết” với tác phẩm thì xem như anh chưa hạnh phúc”.