
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
1. “Khi cái đầu chưa cao bằng chiếc gùi người lớn, miềng đã theo cha mẹ đi biểu diễn cồng chiêng. Tiếng cồng, tiếng chiêng đã ngấm vào máu thịt, theo miềng lớn lên”. Già Siu Kleh, nghệ nhân làng Djriêk (huyện Chư-sê - Gia Lai), thổ lộ. Ông chợt trầm ngâm khi bày tỏ những trăn trở về chuyện cồng chiêng đang có nguy cơ mai một, khi thế hệ trẻ bây giờ không còn muốn gìn giữ di sản của đồng bào mình.
Trong hồi ức xa xôi của nghệ nhân Siu Kleh, ở thế hệ ông, những đứa trẻ lớn lên giữa âm vang cồng chiêng hào hùng, bên những điệu xoan khi làng có hội. Cái bụng cứ giữ mãi những hình ảnh ấy, để bao trai làng, sơn nữ dần dà thấm nhuần hồn thiêng của núi rừng.
Biết chơi cồng chiêng từ lúc 6 tuổi, 20 năm sau, Siu Kleh đã có thể đánh được các bài truyền thống của dân tộc Gia Rai. Không chỉ Siu Kleh, còn có biết bao nghệ nhân đồng bào các dân tộc ít người đã dành hết tâm sức của mình để giữ hồn cho cồng chiêng Tây Nguyên qua bao nhiêu thăng trầm, biến động của thời gian, như Ksor Trohk, Rơ Lan Hloih, Rơ Mah Báo...
Thế hệ “cồng chiêng nhí” phần nào trấn an nỗi lo mai một cồng chiêng. Ảnh: T.QUYÊN
2. Buôn làng nào ở Tây Nguyên cũng có người giữ hồn chiêng – những nghệ nhân, già làng đã dành cả cuộc đời để bảo tồn và tạo sức sống cho báu vật này của núi rừng. Khắp Tây Nguyên, không ai không biết đến nghệ nhân chỉnh chiêng bậc thầy Nay Phai. Học chỉnh chiêng từ năm 11 tuổi, hiện ông đã trở thành người thầy dạy cách làm sống lại thanh âm cồng chiêng, đồng thời cũng là người sưu tầm, gìn giữ nhiều bộ chiêng quý. Nay Dri, em trai ông, cũng tiếp nối sự nghiệp và tình yêu với nghề chỉnh chiêng của anh mình.
Lại có những người cả đời tích cóp mua chiêng, như nghệ nhân Rơmah Yơih (làng Dăng, xã Ia O, huyện Ia Grai - Gia Lai) hay nghệ nhân Rơchâm Blêh (làng Dê Chí, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai). Một cái chiêng quý có giá trị bằng 40 con bò. Hơn thế nữa, chiêng luôn được xem như báu vật của gia đình, của buôn làng. Hàng ngàn chiếc cồng, chiếc chiêng như vậy đang được lưu giữ tại các buôn làng Tây Nguyên. Chỉ riêng huyện Ia Grai đã có đến 1.110 bộ chiêng quý.
Không chỉ ở núi rừng Tây Nguyên, sức sống cồng chiêng còn lan tỏa khắp nhiều buôn làng có đồng bào dân tộc ít người tại các địa phương khác. Nghệ nhân Pơling Hạnh là người tận tụy với cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu ở vùng Nam Giang - Quảng Nam. Ông đã cất công đi vận động buôn làng cố giữ gìn di sản của cha ông khi thế hệ trẻ không hiểu được giá trị quý báu của cồng chiêng đã mang chúng đem bán.
3. Cồng chiêng đã sống cùng đồng bào dân tộc ít người qua bao thăng trầm biến động. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO chọn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để tôn vinh là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại khi ở các quốc gia trong khu vực cũng có cồng chiêng. Hàng trăm năm nay, tiếng cồng chiêng đã cùng chung sống, hòa quyện vào bản sắc, tạo nên không gian văn hóa thiêng liêng và hào hùng nơi núi rừng Tây Nguyên.
Cồng chiêng từng có ảnh hưởng to lớn trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng, là di sản quý báu, là sức mạnh vật chất lẫn tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Cồng chiêng vang vọng giữa núi rừng linh thiêng trong lễ bỏ mả, lễ đâm trâu, lễ mừng lúa mới...
Vậy mà chưa bao giờ nỗi lo cồng chiêng mai một lại ám ảnh nhiều người như lúc này. Một bộ phận giới trẻ bây giờ không hiểu được tiếng cồng chiêng, không say mê trân trọng giá trị truyền thống mà cồng chiêng mang lại; thay vào đó là thế giới của nhạc thời thượng, nhảy hip hop, múa hiện đại... với họ, cồng chiêng không còn là biểu tượng cho sức mạnh, giá trị vật chất lẫn tinh thần của buôn làng Tây Nguyên mà thay vào đó là nhà lầu, xe máy, điện thoại di động, máy nghe nhạc đời mới...
“Cồng chiêng mất đi cũng có nghĩa là bản sắc văn hóa của đồng bào mình cũng mất” - nhiều già làng trăn trở.
4. Sự xuất hiện của đội ngũ “nghệ nhân” thiếu niên, nhi đồng trong Festival Cồng chiêng quốc tế Tây Nguyên năm 2009 có thể trấn an phần nào nỗi lo mai một cồng chiêng. Thế nhưng, cơ hội biểu diễn dành cho các em lại rất ít. Chỉ khi buôn làng có lễ hội, các em mới được tập hợp lại để tập tành đánh chiêng, nhảy xoan. Mà lễ hội truyền thống của buôn làng ngày càng thưa vắng. Hơn thế, nỗi lo cơm áo gạo tiền có lúc kéo các em ngày càng xa tiếng cồng chiêng.
Phải làm thế nào để tình yêu cồng chiêng ngấm vào máu thịt của những đứa trẻ hôm nay như đã ngấm vào máu thịt những Siu Kleh, Ksor Trohk, Rơ Lan Hloih, Rơ Mah Báo... năm nào? Không chỉ nghệ nhân, già làng mà các nhà nghiên cứu, cơ quan chức năng... cũng cần phải có trăn trở đó.
Khi Festival Cồng chiêng quốc tế Tây Nguyên năm 2009 kết thúc, vấn đề đặt ra là số phận cồng chiêng sẽ ra sao? Cồng chiêng phải âm vang sức sống giữa núi rừng, phải tự thân bung tỏa giá trị sức mạnh trong đời sống cộng đồng chứ không thể chỉ gói gọn ở các đội nhóm trình diễn trong những ngày lễ hội.