
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationAnh Lê Văn Thức, sinh năm 1941, ngụ ởã ấp 5, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre, nhớ lại: "Khoảng đầu tháng 4/1975, anh em tù chính trị chúng tôi ở ngoài Côn Đảo có nắm được thông tin về cục diện chiến tranh diễn ra trong nước nhưng rất trễ, thường khoảng sau một tuần. Lúc bấy giờ địch cho gom tất cả tù chính trị vào trại, trong đó có 36 tử tù và giam giữ trong 2 phòng. Ban ngày chúng cho mở còng chân ra, tối còng lại và bố trí canh phòng rất nghiêm ngặt. Những ngày cuối tháng 4/1975 tình hình trong trại rất căng thẳng. Nhiều thông tin lan truyền địch có âm mưu sẽ diệt tù. Thời điểm đó chúng chỉ cho số tù thường án ra ngoài nấu cơm rồi đem vào các phòng cho anh em tù chính trị...".
"Hôm đó vào khoảng 10 giờ sáng ngày 2/5/1975 anh em ở trại 4 mới biết tin Sài Gòn đã được giải phóng. Tên trưởng trại đã bỏ trốn từ lúc nào nhưng vẫn khóa cửa nên anh em trong trại không hay biết. Mãi tới khi anh em ở các trại khác kéo tới bẻ khóa, mở cửa ra chúng tôi mới giật mình. Nhưng phải tới hôm sau mới liên lạc được với đất liền vì hệ thống thông tin trên đồi đã bị bọn địch phá hỏng hết trước khi chúng tháo chạy”.
"Khi đoàn tàu từ đất liền ra tới đảo, cùng với chị em phụ nữ và số tù bị tàn tật, 36 tử tù được bố trí đi trên các chuyến tàu đầu tiên. Khoảng 6 giờ chiều ngày 4/5 chúng tôi xuống khoảng 30 chiếc thủy đĩnh nhỏ, mỗi chiếc chở chừng 40-50 người. Tàu khởi hành và chạy suốt cho tới hừng sáng hôm sau thì nhìn thấy đất liền và 6 giờ sáng thì cập bến. Anh em chúng tôi được đưa vào tập trung ở Trung tâm huấn huyện cảnh sát Rạch Dừa, chờ liên lạc với gia đình...".
Nghe tin Đài phát thanh Giải phóng loan có đoàn tù từ Côn Đảo trở về, người quen ở Sài Gòn đã thông báo cho mẹ anh hay và từ Bến Tre bà lặn lội ra Vũng Tàu tìm con. Anh Thức kể tiếp: "Hôm đó vào khoảng 9, 10 giờ sáng, có người gọi tôi ra trại tiếp tân để gặp gia đình. Có lẽ khi đó gia đình chúng tôi đến sớm nhất nên cả anh em tử tù đều kéo hết ra ngoài cổng. Sau bao năm cách biệt tưởng không còn gặp lại, mẹ con mừng quá chỉ ôm nhau khóc. Lúc đó có thấy anh phóng viên chụp hình nhưng chúng tôi không quan tâm. Mãi sau này tôi mới biết anh ấy là phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam”.
Một thời gian sau tấm hình đó được đăng trên báo Nhân Dân, nhưng lúc đầu ít ai để ý. Mãi đến khi tác giả Lâm Hồng Long gửi dự thi và đoạt giải quốc tế tại Madrid, Tây Ban Nha thì báo chí mới giới thiệu nhiều hơn. Bấy giờ một cán bộ công tác ở UBND huyện Châu Thành, Bến Tre tình cờ đọc liền tìm đến nhà anh Thức phỏng vấn và viết bài Viên thiếu úy mang bản án tử hình đăng trên báo Đồng Khởi thứ bảy. Đến năm 1992, anh Lê Quang Vịnh - cũng là cựu tù Côn Đảo - tổ chức đoàn đi thăm miền Bắc và lúc đó nhiều phóng viên mới biết nhân vật chính trong bức ảnh là anh Lê Văn Thức, nhưng anh Thức cũng chưa gặp lại tác giả.
Anh Lê Văn Thức là người con trai duy nhất trong gia đình có 5 người con. Bước ngoặt lớn trong đời anh Thức là khi đậu tú tài 1 cũng là lúc nhóm quân sự sau khi đảo chính Ngô Đình Diệm đã ban hành lệnh tổng động viên. Anh Thức bị gọi nhập ngũ và tháng 3.1966, tổ chức đã kết nạp anh vào đảng và sau đó làm lễ tiễn anh vào Trường sĩ quan trù bị Thủ Đức, khóa 21 của chế độ Sài Gòn. Đến cuối năm 1967, anh được tuyển chọn đưa đi học khóa huấn luyện chiến thuật "Tình báo tác chiến" 3 tháng tại Malaysia. Hoàn thành khóa huấn luyện trở về, anh được chuyển sang huấn luyện tân binh tại Trung tâm huấn luyện Hùng Vương thuộc Sư đoàn 7 tại Bình Đức, Mỹ Tho với “lon” thiếu úy.
Sau Tết Mậu Thân 1968, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt hơn. Cũng chính vì vậy mà căn cứ quân sự Bình Đức là một trong những mục tiêu phải tiêu diệt hoặc đánh cho thiệt hại là yêu cầu cấp bách được cấp trên đặt ra. Và anh Thức được Binh vận Khu 8 giao nhiệm vụ phải vẽ cho được bản đồ căn cứ quân sự Bình Đức. Giữa tháng 3/1968, anh bí mật chuyển tấm bản đồ theo đường liên lạc về cho tổ chức. Nhưng không may là trên đường về căn cứ, người cán bộ mang tấm bản đồ đã bị trực thăng Mỹ bắn chết và tấm bản đồ đó lọt vào tay giặc. Qua giám định chữ viết, kẻ địch biết ngay người vẽ tấm bản đồ đó chính là sĩ quan huấn luyện Lê Văn Thức và khoảng một tuần sau thì anh bị bắt. Tháng 4/1968, thiếu úy Lê Văn Thức bị đưa ra tòa án binh lưu động của Bộ Tư lệnh vùng 4 chiến thuật và bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động nội tuyến cho cộng sản. Sau đó anh bị đưa về khám Chí Hòa, đến tháng 11/1968 anh bị đày ra Côn Đảo và bị giam vào khu dành riêng cho tử tù...
Hòa bình lập lại, anh Thức trở về và được bố trí ở Ban binh vận khu 8. Năm 1976 cơ quan này giải thể và anh được chuyển sang Công an Tiền Giang. Tuy nhiên, anh kể: "Khi nhìn vào lý lịch thấy ghi là "thiếu úy ngụy" lại còn đi học khóa tình báo do Mỹ tổ chức tại Malaysia thì tôi bị loại ngay. Tôi được giới thiệu về địa phương xã Tân Thạch nhưng không phải nhận công tác mới mà chỉ được tiếp nhận như người ở tù về". Sau đó anh Thức gửi hồ sơ khiếu nại đến Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và trải qua nhiều gian nan mới có quyết định cho phục hồi sinh hoạt đảng.
Năm 1977 anh được bố trí công tác ở Phòng Công thương nghiệp huyện Châu Thành với mức lương nhân viên mới tuyển. Sau đó anh được bố trí đi học lớp nghiệp vụ tại Cần Thơ rồi gặp và kết hôn với chị Lâm Thị Hồng Anh, công tác ở Ủy ban kế hoạch tỉnh Kiên Giang. Anh Thức cho biết hiện gia đình anh sống chủ yếu bằng lương hưu, tổng cộng 727.000 đ/tháng và thu nhập phụ từ làm vườn. Vợ chồng anh có 2 con, đứa gái lớn đang học đại học tại TP Hồ Chí Minh, đứa con trai vừa ra trường đang chờ việc. Năm 1991, sau khi nghỉ hưu, anh được Công ty Xổ số kiến thiết An Giang và Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP Hồ Chí Minh cất cho một căn nhà tình nghĩa rộng 60m2 tại ấp 6, xã Tân Thạch.