
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationGần đây, màn ảnh nhỏ tập trung khai thác hình ảnh người cha và tình cha con trên phim. Tình cảm gia đình, những mâu thuẫn, tranh chấp, yêu thương giằng xé là chủ đề muôn thuở của điện ảnh. Lâu nay, các bộ phim đề tài này thường chỉ tập trung vào tình mẹ thương con nhưng gần đây, tình cha con dần được khai thác nhiều hơn với đủ góc độ từ các phim: “Ở lại thế gian”, “Hai người cha”, “Khi người đàn ông góa vợ bật khóc”, “Tía ơi”, “Ngũ long công chúa”, “Cha rơi”… và mới đây nhất là “Con anh con em, con người ta”.
Hình tượng đẹp cần ngợi ca
“Mẹ con Đậu Đũa” (đạo diễn: Trương Dũng), “Chuyện của mộc” (đạo diễn: Trần Lực) ra mắt khán giả từ những năm 1998 được xem là phim kinh điển về chủ đề này trên sóng truyền hình. Sau 2 phim kinh điển đó, hình ảnh người cha chỉ được nhắc thoáng qua ở một số phim nhưng nhạt nhòa, mờ dần trong các mối quan hệ kịch tính của gia đình. Cho đến gần đây, những bộ phim nói nhiều về người cha, tôn vinh “tình phụ tử” được các nhà sản xuất, đạo diễn chú ý nhiều. Mọi góc độ về người cha được khai thác qua phim “Ở lại thế gian” (đạo diễn: Trần Ngọc Phong), “Hai người cha” (đạo diễn: Nguyễn Mai Nhất Tuấn), “Khi người đàn ông góa vợ bật khóc” (đạo diễn: Đỗ Thanh Hải), “Tía ơi” (đạo diễn: Xuân Phước), “Ngũ long công chúa” (đạo diễn: Xuân Phước”, “Cha rơi” (đạo diễn: Phương Điền), “Con anh con em, con người ta” (đạo diễn: Nguyễn Quang Minh)… Trong số đó, ấn tượng nhất là người cha đã qua đời vì tai nạn giao thông nhưng không siêu thoát, nán lại thế gian vì quá thương con gái. Hay người cha một mình dốc hết tâm lực nuôi dưỡng các con rồi phát hiện mình bị bệnh Alzheimer, lo lắng, sợ hãi một ngày nào đó khi thức giấc mình không nhớ gì đến những đứa con yêu thương. Hoặc người cha sống chật vật vì các con không đoái hoài đến mình rồi một hôm, chúng bỗng đổi thay, quay sang chăm lo cho cha nhưng mục đích thực sự là muốn chiếm tài sản. Trong phim “Con anh con em, con người ta” (phát sóng từ 21-4, trên HTV7), ông Bản có 5 người con nhưng 3 người không quan hệ máu thịt (con riêng của 2 người vợ). Dẫu vậy, là người cha bao dung, hết mực thương con, ông Bản luôn tìm cách dung hòa mối quan hệ để tất cả yêu thương nhau…
Dù thể hiện qua góc độ này hay góc độ khác, thông điệp chủ đạo của các phim khai thác hình ảnh người cha vẫn là tình thương con bao la, ấm áp không thua kém tình mẫu tử vốn được ngợi ca từ lâu.
Nói về việc vì sao chủ đề cha con được chú ý khai thác gần đây, NSƯT Công Ninh nhận định do tư tưởng Á Đông lâu nay vốn cho rằng phụ nữ có bổn phận chăm lo gia đình nên gần gũi với con cái hơn người đàn ông phải ra ngoài bươn chải, kiếm tiền nuôi sống gia đình. Vì thế, khi nói về mối quan hệ gia đình, người mẹ được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, cuộc sống thay đổi, ngày nay, nam nữ bình quyền, những công việc chăm lo con cái không chỉ phụ nữ giữ vai trò chủ yếu mà đàn ông cũng quán xuyến, gánh vác phụ. Có thể từ sự thay đổi này, các nhà biên kịch, đạo diễn nắm bắt được và chú tâm nhiều vào “tình phụ tử”.
Thay thế hình tượng cũ
Với nhà biên kịch Châu Thổ, phim khắc họa về người cha hay người mẹ đều như nhau, thực tế không khó viết. “Cái khó là tìm được câu chuyện hay, mang thông điệp tốt, có ý nghĩa giáo dục hay không? Tạo dựng được hình tượng đẹp hay không?” - nhà biên kịch Châu Thổ nhận định. Theo chị, gần đây các nhà sản xuất phim truyền hình tập trung khắc họa hình ảnh người cha thay vì người mẹ như lâu nay vì phim truyền hình đang rơi vào thời kỳ nhàm chán, bão hòa về đề tài và chất lượng nghệ thuật, bắt buộc phải thay đổi. Sự thay đổi này bao gồm đề tài, hình tượng, thể loại…
Đạo diễn Xuân Phước, người đã khai thác khá nhiều về chủ đề người cha trên màn ảnh qua các phim: “Tía ơi”, “Cha và con” (phim ngắn 90 phút), “Ngũ long công chúa”, cho rằng theo quy luật, khi chủ đề tình mẹ con xuất hiện nhiều thì cần thay hình tượng mới. Người cha tuy không mang nặng đẻ đau nhưng là cột trụ của gia đình, thường không bộc lộ cảm xúc như người mẹ nhưng tâm sự đeo mang chẳng ít. Họ cũng trăn trở không chỉ việc kiếm tiền nuôi gia đình mà những đứa con của mình sẽ trưởng thành thế nào. Họ quan tâm chăm sóc cho chúng với nhiều kỳ vọng và khi có chuyện xảy ra, họ lại đứng lên gánh vác với trọng trách người chủ gia đình. “Khắc họa hình ảnh người cha trên phim sao cho chân thật, xúc động không khó khăn bởi bản thân mình cũng là một người cha, có sự đồng cảm với các nhân vật này” - đạo diễn Xuân Phước nói. Anh cho biết mình tiếp tục khắc họa về người cha qua phim “Hương đồng nội” hiện vẫn đang được quay. Phim khắc họa về một số người cha ở miền Tây Nam Bộ, mỗi người mỗi cảnh với nhiều vấn đề rắc rối riêng.
Một thực tế là dù hiện nay, hình ảnh người cha được quan tâm và thể hiện ở nhiều góc độ, đạo diễn Xuân Phước nhận thấy có nhiều cung bậc cảm xúc về người cha vẫn chưa được lột tả trọn vẹn. Đó là sự cô đơn, cảm xúc cô đơn cùng cực khi các con trưởng thành! Mỗi người con đi một phương để mưu sinh, chăm lo gia đình riêng của mình, người cha đối diện với sự cô đơn của tuổi già, gánh nặng trong lòng khó vơi. Anh thấy cần một kịch bản hay khai thác khía cạnh này. Đồng quan điểm, diễn viên Hồng Kim Hạnh cho rằng cần nhiều phim về người cha đặt trong nhiều hoàn cảnh và số phận khác nhau được soi chiếu đủ mọi góc độ. Vấn đề yêu cầu còn lại là được xử lý tốt qua một kịch bản hay, đạo diễn giỏi, diễn viên tốt... sẽ làm xúc động lòng người.