
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationMột nhà báo có khả năng viết văn vừa khoe anh được một công ty quảng cáo đặt viết một kịch bản phim nhiều tập, với yêu cầu không cần hay, chỉ cần nội dung có yếu tố gây “sốc” đủ để báo chí viết ầm lên, nhưng không đến mức bị cấm chiếu, là đạt yêu cầu. Phần còn lại thuộc về vai trò của tổ chế tác. Một nhà sản xuất cũng đã nói thẳng quan điểm của mình trong việc sản xuất phim truyền hình hiện nay là không cần đạo diễn nổi tiếng, chỉ cần phim có ca khúc hay, diễn viên đẹp, bối cảnh đẹp là đủ thu hút người xem bình dân đang chiếm số đông.
Đạo diễn không có quyền quyết định
Sau những cái tên Lasta, BHD, M&T Pictures, ngày càng có nhiều hãng phim tư nhân lao vào cuộc đua làm phim truyền hình, như: Hành Tinh Xanh, Kiết Tường, Sao Thế Giới, Sóng Vàng, Cát Tiên Sa, Créa TV, FPT,... bắt đầu xuất hiện trên sóng truyền hình. Nhưng việc tư nhân bỏ tiền làm phim thì họ có toàn quyền quyết định “sản phẩm” của mình. Công việc của đạo diễn chỉ là làm phim, còn kịch bản, diễn viên, đề tài... là phần của nhà sản xuất (!).
Mặc dù là nhà sản xuất phim tay ngang nhưng các chủ đầu tư vẫn giành quyền chi phối rất nhiều vào nội dung kịch bản. Cứ thế, những “kịch bản theo yêu cầu” của nhà sản xuất liên tiếp ra đời, bất chấp kiểu tình yêu tay ba tay tư lằng nhằng, những mối quan hệ hời hợt rồi luẩn quẩn từ phim này đến phim khác. Kịch bản phim chỉ đáng viết 20-30 tập, nhà sản xuất đề nghị kéo dài thành 50-70 tập để tăng thời lượng phát sóng, cũng đồng nghĩa với tăng doanh số quảng cáo. Tác giả kịch bản phải thêm thắt tình tiết, đường dây sao cho đạt được thời lượng mà không quan tâm hay đúng hơn, không đủ sức bảo đảm chất lượng. Đến khi viết kịch bản phân cảnh, các đạo diễn không thể nào làm khác hơn là bảo đảm thời lượng phim phát sóng đúng như nhà sản xuất đã ký với các đơn vị tài trợ, tham gia quảng cáo.
Lắm khi, nhà sản xuất chỉ định cả diễn viên cho bộ phim mà họ bỏ vốn ra đầu tư, bất chấp diễn viên đó có thể hiện được trọn vai hay không. Trong trường hợp này, đạo diễn cũng không thể quyết định vì gương mặt diễn viên cũng chính là gương mặt quảng cáo của các đơn vị tài trợ. Cũng chính vì điều này mà xảy ra xung đột giữa đạo diễn Hồng Ngân với Hãng HK Film- đơn vị sản xuất phim Tôi là ngôi sao- khi hai bên không thống nhất được diễn viên chính và sau đó là tranh chấp bản quyền kịch bản phân cảnh.
Đạo diễn bị lệ thuộc vào “chỉ đạo” của nhà sản xuất là một thực tế. Một đạo diễn nói rằng tình huống và góc nhìn thẩm mỹ trong phim lắm khi không được những người có kinh nghiệm xử lý mà lại phải theo ý muốn của người bỏ tiền và nhà tài trợ. Như thế mới có trường hợp nhân vật mỗi lần vào quán nước là chỉ gọi mỗi một loại nước uống, hay bất kỳ trong không gian nào thì sản phẩm tài trợ cũng “ló mặt” vào, dù không thích hợp. Phim truyền hình trở thành một sản phẩm thương mại và hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích kinh doanh. Quảng cáo trên phim còn lộ liễu đến mức tạo ra những tình tiết để góc máy cận cảnh vào nhãn hàng, như Vinamilk và Nestle Café trong phim KTX, Nivea trong Mùa chim én xôn xao...
Cắn răng làm vì cuộc sống
“Các đơn vị tư nhân đầu tư sản xuất phim bao giờ cũng đặt ra chỉ tiêu thu hồi vốn và có lãi cho mỗi “sản phẩm” của mình. Vì vậy, họ chỉ nhắm vào tỉ suất quảng cáo chứ không quá kỳ vọng ở giá trị nghệ thuật của phim mang lại cho người xem”- một đạo diễn bức xúc nói.
Cũng đã từng có những bộ phim của tư nhân để lại ấn tượng tốt đẹp với khán giả, như: Tuyết nhiệt đới (của M&T Pictures), Mùi ngò gai (của hãng phim Gia Đình Việt), Gọi giấc mơ về (của hãng Lasta)... nhưng đó chỉ như những điểm sáng nhỏ nhoi. Còn lại, những bộ phim được nhìn nhận về mặt nghệ thuật đa phần là phim thuộc các hãng Nhà nước.
“Sẽ chẳng bao giờ có hãng phim tư nhân nào đầu tư cho các phim về đề tài lịch sử cả!” – một đạo diễn nhìn nhận thẳng thắn. Thật vậy, các đơn vị sản xuất tư nhân hướng đến những đề tài dễ dãi để thu quảng cáo và việc tư nhân đầu tư cho các tác phẩm cần sự chăm chút về mặt nghệ thuật hay mang giá trị lịch sử hoặc bàn về những vấn đề xã hội gai góc thì chỉ là “chuyện trong mơ”. Ngay cả những tác phẩm văn học vốn mang hơi thở cuộc sống cũng ít được tư nhân gợi ý chuyển thể thành phim. Đạo diễn Xuân Phước nói rằng anh rất thích thực hiện những kịch bản được chuyển thể từ văn học nhưng hiện nay loại kịch bản như thế rất ít. Phía các đơn vị sản xuất cũng không “mặn mà” lắm.
Một đạo diễn có tâm huyết với nghề cho rằng: “Nếu anh đủ bản lĩnh, không muốn tên tuổi mình gắn với một tác phẩm không ra gì thì anh hoàn toàn có quyền từ chối, không thực hiện phim”. Nhưng cũng có người ngậm ngùi chia sẻ: “Đạo diễn, xét cho cùng cũng là một cái nghề. Chúng tôi không thể mỗi năm làm một phim mà sống được. Nếu biết rằng việc thực hiện bộ phim đó có thể mang lại nguồn thu nhập cho cá nhân và cả anh em trong đoàn làm phim thì tại sao chúng tôi không làm?”.
Trước những bộ phim truyền hình mang tính thương mại được thực hiện vội vã, hời hợt, chính những người làm phim có tâm huyết cũng ngậm ngùi. Biên kịch Phạm Thùy Nhân chia sẻ rằng có những kịch bản ông tâm đắc, ấp ủ viết trong mấy năm trời về các anh hùng lịch sử, như: Trương Định, Phan Bội Châu... nhưng đến giờ vẫn không tìm được nguồn kinh phí để thực hiện.
Xã hội hóa là để tạo ra một sự cộng hưởng chứ không phải chia phần một ổ bánh. Nhưng việc xem sản xuất phim truyền hình như hiện nay là một kiểu kinh doanh có lời đã khiến phim ảnh bị đặt vào những cuộc đua đầy toan tính tiền bạc. Một tác phẩm hoàn thiện cần sự chung tay kết hợp của những người yêu nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật chân chính đang bị đặt lên bàn cân và lung lay trước sức mạnh của đồng tiền.