
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationNgười mà tôi tìm lại đầu tiên, là cô gái Thạch Kim-Thạch Nhọn trong bài thơ nổi tiếng thời chống Mỹ Gửi em cô thanh niên xung phong. Cô gái năm nào giờ đã bước sang tuổi lục thập, vẫn đơn côi trong một xóm nghèo ở xã Thạch Kim (Thạch Hà-Hà Tĩnh).
Tên của cô là Lê Thị Nhị, theo tiếng xứ Nghệ gọi là o Nhị. Hơn 30 năm rồi o Nhị vẫn còn nhớ hình ảnh “cái chú bộ đội trêu o rồi về làm thơ” như thế này: “Chú bộ đội đó người cao cao, gầy gầy, mũi thẳng và dài, nói năng nhỏ nhẹ như con gái. Sau ni gặp lại, o mới biết, đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Và trông không khác chi chú bộ đội hồi tê là mấy”.
Sống trong thời chiến
Tôi kể câu chuyện đó, ông cười nhỏ nhẹ: “Chú mới gặp cô cách đây vài năm. Cũng tội, giờ cô già rồi, thân phận cũng hơi thiệt thòi. Mà không chỉ riêng cô, nhiều nhân vật trong thơ chú hồi xưa, đa số như vậy”.
Khi làm bài thơ đó, ông là chiến sĩ của Trung đoàn ô tô 225 thuộc Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần), có nhiệm vụ chuyển đạn và các phương tiện phục vụ chiến đấu từ Bắc vào Nam mà chủ yếu là chặng đường Quân khu IV. Đơn vị ông nhiều lần đi qua ngã ba Đồng Lộc và đã chứng kiến quá nhiều những mất mát, hy sinh của các chiến sĩ ở đây.
Một lần dừng lại, ông quá ngạc nhiên vì một bên là mùi đạn khói khét lẹt, chết chóc còn rình rập, một bên vẫn thoảng hương lá sả trên tóc của các cô gái thanh niên xung phong và cả những tiếng đùa cợt rất thời bình của họ nữa. “Cô gái Thạch Nhọn” là một trong những cô gái ông gặp trong hoàn cảnh như thế.
Bài thơ Gửi em cô thanh niên xung phong được ông sáng tác một cách khá đặc biệt sau lần gặp gỡ ấy. Rời Đồng Lộc, ông ghi lại những cảm nghĩ của mình thành nhật ký. Rồi ông mải theo những chuyến đi. Một tháng sau, nhớ lại nụ cười của cô gái trên chiến trường, ông giở cuốn sổ ra và thế là bài thơ ra đời. Về sau này ông có tâm sự, đây là trường hợp duy nhất mà ông làm thơ kiểu từ “tư liệu tốc ký” từ ngày ấy cho đến tận bây giờ.
Sau này, công chúng gặp lại nhà thơ Phạm Tiến Duật, khi thì trong vai trò MC trong chương trình Vui-khỏe-có ích, một chương trình dành cho những người cao tuổi trên truyền hình; khi thì gặp ông trò chuyện với sinh viên về thơ văn; thậm chí, khi thấy ông áo quần chỉn chu cưỡi xe máy lặng lẽ đi ngoài phố... Không mấy khi ông nói về quá khứ. Không mấy khi thấy ông nói về những chặng hành trình ông đã đi.
Nhưng thực ra, Phạm Tiến Duật là người thường bị ám ảnh rất lâu. Ông nhớ chiếc xe đạp ông đi thời sinh viên. Khi anh trai ông hy sinh, bố ông dành trọn tiền tử tuất mua cho ông chiếc xe đạp này. Đang học dở trường ĐH Tổng hợp thì ông lên đường và có mang theo chiếc xe ấy. Về phép lần thứ nhất ông mang xe về gửi cho một gia đình người quen ở phố Khâm Thiên. Người con trai cả trong gia đình ấy treo xe lên nhà để chờ đến ngày ông về, vì họ tin ông sẽ trở lại. Lần thứ hai ông về Hà Nội, Khâm Thiên bị xới nát bởi B52...
Rồi ông mải miết thêm những chặng đường khốc liệt của cuộc chiến tranh cho đến ngày giải phóng. Những vần thơ chan chứa niềm tin được thắp lên. Tiểu đội xe không kính, Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây... đã ra đời trong những năm tháng này.
Về Hà Nội, ông hỏi thăm được gia đình ông gửi xe năm xưa. Ông đã bật khóc khi thấy chiếc xe đạp vẫn còn được treo như cũ. Hình ảnh chiếc xe làm ông suy nghĩ: “Như những bài thơ viết về những con người một thời, chưa nên dừng lại. Mình phải một chặng hành trình tìm kiếm, để xem những con người của một thời ấy, sau chiến tranh họ ra sao...”.
Và trong thời bình
Chiến tranh kết thúc, đất nước phải trải qua những năm bao cấp nhọc nhằn. Thế mà trên mặt báo, độc giả vẫn nhận ra ông với những câu thơ, dẫu nhuốm mùi thân phận nhưng vẫn một niềm tin đến lạ:
“... Người của áo về rồi những cô gái công nhân
Vẫn là những người làm đường thuở ấy
Một câu trách làm tan bao áy náy
Tôi nhận ra gương mặt thuở nào”.
Bài thơ có tên Áo của hôm nào, người của hôm nay. Sau này ông kể lại, một chuyến đi công tác ông gặp lại chính những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường ông từng qua năm xưa. Sau ngày hòa bình, họ là những công nhân, cuộc sống vất vả nhưng những nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa... Để rồi sau này, cuộc sống khó khăn, ông lấy chính những nụ cười ấy để soi mình.
Có lần ông nhắn tin, hỏi tôi có đi xem cuộc triển lãm “Hà Nội thời bao cấp” không. Tôi trả lời có. “Cháu thấy có gì đặc biệt không?”. “Hồi đó cháu còn nhỏ. Nên giờ xem lại, cháu thấy cái gì cũng đặc biệt. Và sờ sợ”. “Không, cháu để ý trong đám đông thời bao cấp. Hễ có thanh niên ở đâu, thì ở đó vẫn là những nụ cười, dù thời ấy cơ chế khủng khiếp thế. Cháu thử xem kỹ một lần nữa!”-ông nhắn.
Khi bài báo viết về nguyên mẫu trong bài thơ Gửi em cô thanh niên xung phong lên báo, tôi có nghe một luồng thông tin rằng “nguyên mẫu” không phải là người tôi vừa tìm được bởi có đến những... ba o Nhị! Thì đành hỏi ông vậy. Ông thản nhiên: “Có thế mà cũng thắc mắc. Chuyện đó có phải động trời trở đất gì đâu. Cả ba o và nhiều o nữa, đều xứng đáng là nguyên mẫu. Trong chiến tranh họ đều anh dũng. Và về trong thời bình họ đều sống cuộc sống vất vả. Cháu là thế hệ đi sau, hãy nhìn về quá khứ của những người đi trước một cách công bằng và nhân ái”.
Đọc những tuyển tập thơ ông, từ những tập trong kháng chiến chống Mỹ như Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), đến những tập sau này như Ở hai đầu núi (1981), Nhóm lửa (1996), Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca 1997), tôi đều thấy, những nỗi ám ảnh quá khứ thường rất đậm trong những vần thơ của một nhà thơ tài hoa. Đặc biệt, một vài tập về sau ông nhấn mạnh tên trong các tập thơ cũ như Vầng trăng và những quầng lửa... như để nói rằng những cuộc kiếm tìm vẫn cứ tiếp diễn. Những trăn trở vẫn cứ tiếp diễn...
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14-1-1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ làm ruộng. Ông từng được giải nhất thơ báo Văn Nghệ (1969-1970). Với những cống hiến cho văn học Việt Nam, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Có người bảo rằng Phạm Tiến Duật thực sự “lửa” những tháng ngày trên cung đường Trường Sơn huyền thoại nhưng tôi không nghĩ thế. Trong tiềm thức của ông, vẫn còn đó một Trường Sơn hùng anh với những gì giản dị nhất, như một nụ cười, một tiếng hát, một tiếng huýt sáo, một tiếng đùa nghịch... Nhưng cũng vẫn ám ảnh đó đây những “hậu Trường Sơn” ông lặng lẽ giấu trong lòng. Bởi, có những điều không nên viết thành thơ! Có những điều nên cứ để nó trong trẻo như những gì là trước kia của nó...
Gần đây, ông thường hay nói chuyện với sinh viên sau những cuốn nhật ký chiến tranh lần lượt được xuất bản. Trong những cuộc ấy, ông rất hay sử dụng câu nói: “Quá khứ không mất đi. Quá khứ còn khi ta sống thật ý nghĩa cho hiện tại. Các bạn hãy học cái nghị lực của những người đi trước như một tấm áo để bọc cái tâm hồn dám nghĩ dám làm của thế hệ mình”.
Ngoài đời, ông là một người rất lạc quan. Cách đây một tháng, ông có ghé qua tòa soạn tôi chơi với những người bạn. Vẫn cái dáng nhỏ nhẹ, nụ cười cũng nhỏ nhẹ thường trực. Ông nói về chương trình Vui - khỏe - có ích đã hoàn thành 5 chương trình đủ phát sóng đến hết tháng 9-2007 và tháng 10 dự kiến sẽ một tuần phát 1 lần chứ không mỗi tháng 2 lần như hiện nay. Ông cũng bảo, ông đang thực hiện 2 bản thảo: Những vùng rừng không dân (trường ca) và tập Từ điển bằng thơ về các loài hoa.
Một chiều mưa ở Sài Gòn, tôi thật sự choáng khi được tin trên lá phổi bên phải của ông có một khối u ác tính không thể phẫu thuật được... Những tháng ngày này, ông đang chống chọi với bệnh tật. Chống chọi để gắng hoàn thành những công việc còn dang dở...
Nhưng chú nhỉ, cháu vẫn tin rằng dù có thế nào thì chú vẫn cười. Dù là “người của hôm nay” nhưng tấm áo, vẫn còn nguyên nụ cười của hôm nào phải không chú?