
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Lịch phát sóng của các đài truyền hình từ trung ương đến các địa phương không còn bóng dáng của các chương trình ca nhạc thiếu nhi như trước đây. Thay vào đó là các chương trình truyền hình thực tế mà người chơi là trẻ con nhưng khán giả thưởng thức lại là người lớn.
Thế giới âm nhạc tuổi thơ tìm ở đâu?
"Chương trình "Những bông hoa nhỏ" trên truyền hình chính là ký ức tuổi thơ không thể phai của nhiều khán giả truyền hình" - đó là ý kiến của một trong số bạn đọc đã gửi ý kiến của mình đến Báo Người Lao Động khi bình luận về sự nở rộ các chương trình truyền hình thực tế dành cho thí sinh nhí hiện nay trên truyền hình, xóa mất những chương trình giải trí rất có ý nghĩa giáo dục nhân cách, tính nhân văn dành cho thiếu nhi vốn có trước đó.
Giới chuyên môn cũng thấy tiếc vì điều này. Nhạc sĩ Tiến Luân cho biết: "Nhiều nhạc sĩ cũng muốn viết nhạc thiếu nhi nhưng ai cũng bảo viết để làm gì khi không ai có nhu cầu sử dụng".
"Thần tượng âm nhạc nhí", "Giọng hát Việt nhí", "Thần tượng tương lai", "Người hùng tí hon", "Tuyệt đỉnh song ca nhí", "Gương mặt thân quen nhí"… với trình độ hát nhạc người lớn của các bé ngoài sức tưởng tượng.
Khai thác thiếu nhi cho nhu cầu giải trí của người lớn là mô hình kinh doanh đang hái ra tiền nên nhiều công ty và nhà đài có lượng khán giả đông cùng bắt tay thực hiện. Vì lợi nhuận là chính nên việc sản xuất các chương trình này được các nhà đài giao quyền chủ động cho các công ty liên kết, nhà đài chỉ kiểm duyệt nội dung để tránh sai sót khi lên sóng nên tính định hướng hầu như không có. Một cán bộ có trách nhiệm của một nhà đài thừa nhận: "Khi xã hội hóa sản xuất các chương trình giải trí để phát sóng, nhiệm vụ của nhà đài gần như chỉ dừng lại ở công tác kiểm duyệt là chính. Hơn nữa, các chương trình hiện nay đều đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng nên nhà đài không có lý do gì để từ chối cả".
Tính đến nay, chương trình thuần thiếu nhi còn sót lại trên sóng truyền hình là phim hoạt hình nước ngoài. Các chương trình thiếu nhi truyền thống trước đây đang bị cho là chỉ phục vụ cho một nhóm rất nhỏ đối tượng khán giả nhí.
Nhóm khán giả này cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho nhà sản xuất và nhà đài khi chỉ biết xem mà không có phản hồi hay sự tương tác với chương trình nên chẳng giúp gì cho đơn vị sản xuất đặt mục đích kinh doanh lên hàng đầu kiếm được tiền.
Trách nhiệm nhà đài?
Người trong giới cho rằng đài phát thanh, truyền hình là công cụ của nhà nước, ngoài chức năng thông tin giải trí, các đài còn có trách nhiệm trong việc góp phần giáo dục nhân cách, định hướng thẩm mỹ thông qua các chương trình phát sóng, nhất là đối với khán giả thiếu nhi.
"Ngoài những chương trình xã hội hóa mà nói thẳng ra là "bán sóng", nhà đài vẫn cần phải có những chương trình riêng do chính nhà đài sản xuất bằng tâm huyết của mình để dành phục vụ cho khán giả, đặc biệt là thiếu nhi" - nhiều ý kiến của người trong giới đặt vấn đề. Các nhạc sĩ cho biết họ cũng có viết ca khúc thiếu nhi, có gửi đến các đài nhưng bây giờ chẳng còn đài nào quan tâm.
Không khó để nhận ra nhà đài đang "buông" khi giao phó toàn bộ nội dung chương trình giải trí cho các đơn vị sản xuất. Có gì phát nấy, cốt có lợi nhuận là đủ. Trong khi đó, đơn vị sản xuất chương trình càng cần phải tính toán đến lợi nhuận vì những áp lực "còn - mất sóng" bủa vây họ.
Nhiều ý kiến cho rằng nhà nước lập ra các đài truyền hình không nhằm mục đích kiếm tiền mà để làm nhiệm vụ chính trị là chính. Vì vậy, nhiệm vụ chính này phải được đặt lên hàng đầu.
Sự thưởng thức có khác đi theo mỗi thế hệ, sự chuyển tải thông điệp cũng cần phải khác cho phù hợp với thời đại. Nhưng, sự trong trắng và hồn nhiên của tuổi thơ thì thế hệ nào cũng như nhau. "Nếu có tâm chắc chắn mọi người không khó để chung tay tạo nên những chương trình thiếu nhi hay trên sóng truyền hình. Chỉ là giờ ai nấy "bận" kiếm tiền, thời gian đâu còn chú tâm vào việc chăm lo tâm hồn của tuổi thơ" - nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đúc kết.