
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation“Có xem mới hiểu rồi yêu thích đàn tranh”
Những màn trình diễn của các nghệ sĩ khác nhau, tiếng đàn và lối trình diễn cũng khác nhau, sự cảm nhận của mỗi người khác nhau nhưng giữa những khán giả khác nhau ấy có một điểm chung: hài lòng và hân hoan với tất cả những tiết mục mà họ được thưởng thức. Với họ “đàn tranh vừa quen nhưng cũng vừa lạ. Nhưng, chính những điều ấy khiến cho đàn tranh thêm thú vị và hấp dẫn”. Khán giả Nguyễn Minh Chung, sinh viên Đại học Bách khoa, cho biết: “Tôi thật sự ấn tượng với phần trình diễn của các nghệ sĩ đàn tranh của Nhật Bản”. Trong khi đó, khán giả Trần Ánh Minh (công nhân cơ sở gia công in 26-3) nói: “Thú vị lắm khi được nghe giáo sư- tiến sĩ Trần Văn Khê giới thiệu khái quát về xuất xứ của cây đàn tranh của các nước cũng như cách trình tấu khác nhau của đàn. Có xem, mới hiểu rồi yêu thích đàn tranh”.
Buổi giao lưu và triển lãm nằm trong khuôn khổ Nhạc hội Đàn tranh châu Á lần II thật sự thu hút người xem bởi họ không chỉ được thấy, được thưởng thức mà còn được chơi thử đàn tranh. Nghệ sĩ Kim Liên – nghệ sĩ múa - có 4 người con đang theo học nhạc cụ dân tộc tại Học viện Âm nhạc Hà Nội. Cô đã bay từ Hà Nội cùng các con vào TPHCM để xem triển lãm và tham dự các đêm biểu diễn. Cô cho biết: “Tôi muốn các con nâng cao kiến thức trong việc học nhạc cụ dân tộc. Tất cả nghệ sĩ các nước đến với nhạc hội lần này đều đã có bề dày kinh nghiệm trong biểu diễn. Đàn tranh mỗi nước dù có khác nhau về cấu tạo, số lượng dây, nhưng chung nhất vẫn là tiếng lòng của mỗi dân tộc. Trong bốn người con của tôi, chỉ mỗi cô con gái út học đàn tranh, nhưng qua mấy buổi tham dự, cả ba người chị của cháu đều muốn được học đàn tranh bên cạnh nhạc cụ phương Tây mà các cháu đang học”.
Bằng nhiệt tâm để thu hút giới trẻ
Những ngón đàn điêu luyện và tinh tế của các nghệ sĩ đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và VN đã góp phần tô điểm bức tranh văn hóa dân tộc đậm nét châu Á tại Nhạc hội Đàn tranh năm nay. Nếu đàn koto (Nhật Bản) khúc chiết, đầy huyền bí, đàn guzheng (Trung Quốc) trầm mặc, uyển chuyển, đàn gayageum (Hàn Quốc) mực thước, duyên dáng, thì đàn tranh VN lôi cuốn lòng người bằng giai điệu ngân vang, thánh thót. Dẫu vậy, dễ dàng nhận thấy điểm chung nổi bật của các nhạc cụ này, như lời giải thích của giáo sư- tiến sĩ Trần Văn Khê, “mỗi cây đàn, mỗi thanh âm đều chứa đựng một nỗi niềm gắn bó với tâm lý văn hóa, gửi gắm nhiều khát vọng vươn tới hòa bình, ấm no, hạnh phúc của mỗi dân tộc. Trong đó, đàn tranh là nhạc cụ chuyển tải những thanh âm vừa độc đáo vừa uyển nhã không chỉ lan tỏa trong một nước mà từ lâu đã vượt ra ngoài phạm vi của từng quốc gia”.
Giáo sư Ishise Akiko (Nhật Bản) nhấn mạnh: “Bảo tồn, phổ biến và phát triển là ba công việc cơ bản của mỗi quốc gia để giữ gìn vốn quý văn hóa dân tộc của một đất nước. Với đàn tranh của VN, hay koto của Nhật Bản, bằng sự nhiệt tâm của người đi trước sẽ giúp giới trẻ yêu thích. Sự nhiệt tâm đó chính là phương thức giúp giới trẻ các nước làm quen với đàn tranh”. Đồng quan điểm này, nghệ sĩ trẻ Li Ling (Trung Quốc) thổ lộ: “Nhiệt tâm, lửa yêu nghề được truyền từ người này sang người khác sẽ bền bỉ theo thời gian cũng như sống thọ trong lòng dân tộc”.
Và như vậy, Nhạc hội Đàn tranh châu Á lần II này không chỉ dừng lại ở tính chất giao thoa văn hóa, giới thiệu nhạc cụ dân tộc của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á với khán giả VN mà còn mở ra kỳ vọng, “nhạc hội lần này sẽ trở thành nền tảng trong việc tạo nên văn hóa âm nhạc châu Á mới” như lời giáo sư Lee Chae Suk (Đại học HanYang, Hàn Quốc) thổ lộ.
Lễ bế mạc Nhạc hội Đàn tranh châu Á lần II sẽ diễn ra vào tối nay, 4-9.