
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation. Phóng viên: Việc Hãng phim Truyện VN, đơn vị được đặt hàng sản xuất phim Thái tổ Lý Công Uẩn, dự kiến số tiền phải tiêu cho phim này lên đến 200 tỉ đồng đã khiến không ít người băn khoăn. Với tư cách là đơn vị được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ ký kết các hợp đồng sản xuất, theo dõi tiến độ và chất lượng phim, ông nói gì?
- Ông Phạm Quang Long: Hà Nội rất mong muốn có nhiều phim hay nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Phim Thái tổ Lý Công Uẩn là một trong mấy phim dự định làm và đang triển khai. Quyết tâm thì rõ rồi nhưng đâu phải cứ quyết tâm là được, còn nhiều vấn đề khác nữa chứ. Ai nói rằng chi tiền mà không tiếc... thì cần xem lại động cơ tiêu tiền, nhất là tiền để làm phim lại là tiền ngân sách, tiền thuế của dân đóng góp.
. Trong văn bản Hãng phim Truyện VN gửi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch mới đây, báo cáo tiến độ phim Thái tổ Lý Công Uẩn, có ghi: “Về kinh phí, theo hợp đồng ký với Sở VHTT Hà Nội, số tiền chi phí cho giai đoạn làm kịch bản và dự toán là 3,2 tỉ đồng. Tuy vậy đến nay, Hãng phim Truyện VN mới chỉ nhận được 1,2 tỉ đồng”. Điều này cho thấy, Hà Nội rất quyết tâm làm bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn với mức đầu tư khổng lồ?
- Không có chuyện Hà Nội đã cấp cho hãng phim 3,2 tỉ đồng để chi phí cho giai đoạn chuẩn bị kịch bản và làm dự toán. Tin vịt đấy! Hãng đưa ra khái toán cho giai đoạn này là như thế nhưng Hà Nội mới chỉ cấp một lượng kinh phí nhỏ hơn nhiều. Chỉ là tạm cấp thôi nhé. Cụ thể, đợt 1 cấp 300 triệu đồng. Đợt 2 cấp 1 tỉ đồng để họ đi khảo sát bối cảnh, trường quay, đạo cụ, phục trang ở trong và ngoài nước... Có một nghệ sĩ nhân dân nói với tôi, có điều bất bình thường là nhiều người thích “soi” chuyện làm bộ phim này quá. Không biết điều đó có đúng không?
. Một dự án “tiền tấn”, không “soi” mới là lạ. Có điều, ngoại trừ một số người “soi” vì động cơ cá nhân, còn lại là vì trách nhiệm với tinh thần “Hà Nội” cả. Theo tính toán của đơn vị được đặt hàng, số tiền đủ để làm bộ phim này phải cần tới 200 tỉ đồng. Liệu Hà Nội có “gánh” được mức kinh phí này trong lúc rất nhiều công trình khác của Hà Nội cũng kêu “khát” kinh phí để kịp hoàn thiện đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội?
- 200 tỉ đồng không ai bảo là nhỏ. Không nhỏ so với cách làm phim ở ta, so với sức của ta chứ không nên so với phim nước ngoài, so sánh cần đặt trong hệ thống mới so được. Chẳng hạn, so đàn ông với đàn bà bảo ai hấp dẫn hơn, ai nữ tính hơn... thì đừng so sánh còn dễ chịu hơn. Hà Nội quyết chi bao nhiêu là do yêu cầu công việc, do tính toán sự cần thiết có nên chi như thế hay không. Đừng lẫn lộn giữa cái cần phải làm, nên làm với việc chi tiêu như thế có tốn kém hay không. Không thể lẫn lộn vì hai điều này thuộc hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Có những việc thiếu tiền mà cần làm, phải làm thì thiếu vẫn phải vay mượn để làm. Ngược lại, có khi nhiều tiền nhưng không thể “vung tay quá trán” nếu việc đó làm cũng được, không làm cũng chẳng sao.
. Có ý kiến cho rằng trong bối cảnh kinh tế VN nói chung và tình hình sản xuất phim ở ta nói riêng, Hà Nội nên cân nhắc đầu tư thế nào cho có hiệu quả mà không lãng phí. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến này và lãnh đạo TP Hà Nội cũng chỉ đạo chúng tôi ứng xử với phim này như vậy.
. Là đơn vị được giao theo dõi tiến độ sản xuất và chất lượng phim, giả thiết sau này bộ phim không đạt chất lượng xứng với tiền đã đầu tư thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm đến đâu?
- Tôi đang lo sốt vó về chất lượng phim. Bạn thấy đấy, có khi giải Nobel còn bị người ta quên ngay sau khi trao giải nữa là. Điều này tôi không rõ ở ngành khác thế nào chứ văn học thì có đấy. Xin lỗi, tôi chẳng nhớ các loại “diều vàng” của điện ảnh để lại trong tôi ấn tượng thế nào đâu. Còn ai chịu trách nhiệm về chất lượng của phim hay chuyện tiêu tiền cho bộ phim ấy mà không đạt chất lượng thì còn phải bàn. Ai chẳng muốn thắng trong các cuộc đấu nhưng có thắng nổi hay không lại là chuyện khác. Đơn cử như trong bóng đá, có Mourinho làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển nước ta thì mười năm nữa ta vẫn cứ thua Brazil như thường. Đằng này, huấn luyện viên cũng không bằng người, cầu thủ cũng thua người, tiền đầu tư cũng ít hơn... Nói tóm lại, thua tất tần tật mà cứ đòi phải có kết quả hơn thì không hiểu nổi. Phim ảnh cũng thế thôi, đừng nên nằm mơ. Tôi nghĩ, giờ có một vị nào đăng ký làm bộ phim này mà giao kèo nếu phim không hay như phim A, phim B của thế giới, có thể đoạt giải Oscar chẳng hạn thì sẽ bỏ tiền túi ra để bồi thường, chắc Hà Nội sẽ ủng hộ ngay.
. Để bảo đảm bộ phim có chất lượng và kinh phí đầu tư được chi tiêu đúng mục đích, phía Hà Nội có đưa ra điều kiện nào với đơn vị sản xuất không?
- Việc giám sát quá trình sản xuất, giám sát tiến độ, việc chi tiêu... đã có kế hoạch, có người, có cơ chế rồi. Theo đó, chúng tôi là đơn vị được giao ký kết các hợp đồng với bên sản xuất, theo dõi tiến độ...; tiền đầu tư được cấp qua Văn phòng Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long; Sở Tài chính sẽ giám sát việc chi tiêu. Chi tiền vào khoản gì, không phải đơn vị sản xuất cứ trình lên là được duyệt và quyết toán mà sẽ phải được thẩm định, kiểm tra xem chi có đúng mục đích không mới được duyệt. Nói cách khác, Hà Nội không cấp tiền tùy tiện đâu.