
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationCái món này Hạnh mua lúc đi làm về. Mấy khi cả hai vợ chồng được về sớm. Hôm nay, công ty xuất hàng chuyến cuối. Khi mọi người đi ra cổng, thấy cả hàng dài xe tải nối đuôi nhau. Gặp chị Phương, làm ở phòng xuất nhập khẩu đang lúi húi ghi chép, Hạnh thở dài…
Không phải chỉ có chị em công nhân tăng ca mới khổ mà ngay cả những người như chị Phương, học nhiều, làm việc văn phòng nhẹ nhàng nhưng vẫn cứ phải tăng ca đột xuất khi có những chuyến hàng phải xuất gấp. Hạnh mỉm cười chào chị Phương.
- Em về sớm một bữa đây chị ạ. Mấy khi…
Chị Phương đang kiểm mấy thùng hàng để công nhân bốc vác cho lên xe, cũng quay lại cười chào Hạnh bằng nụ cười xã giao không được tươi cho lắm.
Hạnh ghé vào chợ. Vừa lãnh lương hôm trước. Phải mua cái gì đó ngon ngon về nấu ăn. Bồi dưỡng cho chồng, luôn tiện ăn kha khá hơn mọi ngày một bữa cho cái thai trong bụng có đủ chất. Hôm trước, cô nghỉ việc một ngày đi khám. Bác sĩ bảo thai nhỏ lắm. Gắng bồi dưỡng. Hạnh nghe thì nghe vậy thôi chứ lương công nhân hai vợ chồng còm cõi, còn tằn tiện gửi về quê cho mẹ, lại phải thuê nhà, còn khoản nào nữa để mua thêm miếng thịt, con cá cho đủ chất. Bởi vậy buổi trưa, Hạnh thường gắng ăn thật nhiều. Cơm công ty cho, dù gì cũng đủ món. Nhiều người chê ỏng chê eo, rằng cơm công ty nuốt không trôi, khô khan; riêng Hạnh vẫn cảm thấy ngon. Trong khi người ta ăn một khay mãi không hết, Hạnh ăn liền tù tì hai ô cơm to. Mấy chị em trong tổ thường nhường bớt phần thức ăn. Hạnh ăn ngon lành.
Hạnh đứng dậy. Dọn cơm ra ăn. Diễn bưng cái dĩa lòng lợn xào lá lốt đặt vào mâm. Bên trong còn có tô canh cá nục nấu thơm và dĩa đậu phụ kho với thịt ba chỉ. Mâm cơm như vậy được mấy khi. Hạnh bới một chén cơm đưa cho Diễn.
Hạnh bắt đầu câu chuyện:
- Anh biết không? Hôm qua, em gặp được chị khách hàng phúc đức lắm.
Diễn vừa gắp miếng thức ăn cho vào miệng, ngước lên nhìn vợ.
- Vậy à? Chị ấy sao mà em bảo phúc đức. Anh thấy mấy người đến kiểm hàng ai cũng khó chịu hết. Họ bắt lỗi rồi tái chế đi tái chế lại mệt muốn chết.
Hạnh vừa nhai miếng đậu phụ vừa nói với chồng:
- Thấy em cặm cụi mở thùng, lấy quần áo ra cho chị, chị đứng lên nói to: “Mấy đứa con trai đâu hết rồi, không vào mở thùng mà bắt con bé bầu này làm”. Chị vừa nói xong, thằng Tùng với thằng Thiện đứng ngoài mới chạy vào phụ giúp em đó.
Diễn nghe vậy thì nhăn mặt:
- Hai cái thằng đó, để mai anh dặn lại. Anh đã rủ nó nhậu một chầu và nhờ tụi nó đỡ việc nặng giúp em rồi. Vậy mà…
Hạnh bảo :
- Anh nói làm gì, khéo tụi ấy lại bảo có chuyện gì em cũng về mách chồng như đi làm dâu về mách mẹ đẻ thì chết. Mà thêm vầy nữa nè. Chị đó kéo hộc bàn, đưa cho em cái khẩu trang. Chị bảo: “Em mang vào đi, phải lo giữ sức khỏe cho con chứ nơi này bụi nhiều lắm. Hít vào nhiều không tốt cho em bé đâu”. Em cầm cái khẩu trang mà cảm động muốn khóc. Có mấy người mà tốt vậy đâu chứ!
Diễn uống hết ly rượu cuối cùng. Hạnh cũng vừa ăn xong. Hạnh bảo chồng ăn cho hết bát canh kẻo phí. Canh cá nục nấu thơm ngọt lịm. Rồi Hạnh bảo “mai mốt em sẽ về quê sinh con, chắc được hưởng bảo hiểm xã hội, mấy tháng thai sản cũng đỡ. Với lại cũng còn có ông bà chăm giúp, chứ ở đây thì chẳng biết đường nào mà lần”. Rồi Hạnh hỏi chồng:
- Chứ em về quê sinh con, anh ở lại một mình có xoay xở được không?
Diễn xua tay, với lấy cái tăm:
- Lo gì cho xa. Anh sao cũng được. Cái anh lo là sau 6 tháng nghỉ, em đi làm lại thì ai chăm con mình đây này. Sáu tháng mang gửi không biết họ đã nhận chưa nữa chứ anh biết chắc là ông bà không vào được đâu, mà mình ở trọ chật hẹp thế này nữa…
Hạnh chẳng biết nghĩ gì trước câu nói của chồng. Bởi đó là việc mà cô lo lắng từ ngày biết mình mang bầu. Vợ chồng ăn ở với nhau, không có con cái thì cũng không được, mà có con rồi cứ thấy tương lai sao mà nó mù mịt đến lạ lùng. Cuốn sổ chi tiêu vẫn nằm im trên cái bàn con. Trong đó, Hạnh ghi tỉ mỉ đến từng nghìn đồng một. Cả trăm thứ phải chi tiêu, vậy mà Hạnh vẫn dành dụm được một khoản nhỏ. Cô đứng dậy, trờ tay lấy cái bình nước.
- Em có hỏi dò rồi anh ạ. Gần công ty mình có chỗ giữ trẻ tư nhân. Họ cũng nhận trẻ tầm 6 tháng tuổi. Để rồi em qua hỏi, đặng mình đặt cọc một suất cho con sau này. Chứ em không thể nghỉ việc chăm con được đâu. Một mình anh đi làm để nuôi con, nuôi em, làm sao xuể…
Hạnh nói rồi đứng dậy, bưng mâm cơm ra phía nhà bếp tập thể. Diễn nhìn theo dáng vợ, cái dáng tất tả chịu thương chịu khó. Phía xa xa, ngọn đèn đường hắt một khoảng sáng. Diễn đứng dậy, xỏ dép bước ra phía nhà bếp. Anh nói với vợ:
- Em vào phòng nghỉ đi. Để đấy anh rửa chén cho!...