
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationHội nghị diễn ra trong không khí khá cởi mở, thẳng thắn và dù chưa thực sự thành công như ý nhưng cũng khiến nhiều đại biểu tạm hài lòng. Thực ra hội nghị không dành riêng cho ngành lý luận phê bình, nhưng tham luận về vấn đề này chiếm đa số tổng số 65 tham luận được gửi tới hội nghị, bởi từ lâu nó vẫn bị coi là yếu kém nhất trong hoạt động văn học.
Tình hình lý luận vẫn là một bức tranh chắp vá
Nhận xét về tình hình lý luận văn học 20 năm qua, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Dân, Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, cho rằng: Tình hình lý luận vẫn là một bức tranh chắp vá, ghép mảnh vì thế đôi khi không tránh khỏi những mâu thuẫn không đáng có. Chúng ta đã có rất nhiều cuộc hội thảo nhưng kết quả của mỗi cuộc hội thảo chỉ là một tập hợp các ý kiến, quan niệm chứ chưa biến thành một chương trình hành động thống nhất.
Và việc thiếu hợp tác, nhất trí trong nghiên cứu lý luận đã làm cho ngành phê bình mắc phải những bất cập trong việc đánh giá thực tiễn văn học. Cũng với cái nhìn không lấy gì làm sáng sủa về công việc mệt nhọc này, nhà văn, giảng viên Hữu Đạt kết luận, phê bình văn học hiện nay chập chờn, thiếu tính thường xuyên, đôi khi khuếch tán mang tính cá nhân. Bạn đọc có tâm lý sợ lý luận không phải vì khó mà vì nó lung tung, chưa tạo cho xã hội một thói quen lý luận và vì thế nó làm cho người cầm bút chán nản, bỏ cuộc.
Có một thực tế không ai có thể phủ nhận là lâu nay chúng ta thiếu các tác phẩm phê bình đúng nghĩa, các tác phẩm dám nhìn thẳng vào sự thật mà nguyên nhân chính là các nhà phê bình chưa tự trang bị những kiến thức cần thiết. Việc những bài phê bình ra đời do sự quen biết, nể nang và viết cốt “để vừa lòng nhau” đã trở thành căn bệnh không thể chữa.
Kiểu tạo “phe cánh” trong sáng tác và phê bình hiện nay đã khiến bạn đọc tinh ý cũng có thể nhận ra. Giáo sư Phong Lê nói: “Bên cạnh hàng trăm cuốn tiểu thuyết, sự xuất hiện hằng ngày hằng giờ của thơ trên khắp các mặt báo, các phương tiện thông tin, là những tranh luận không ngã ngũ, hoặc ít được hưởng ứng, chẳng có ai là trọng tài, với những khen chê đứng ở hai cực đối lập”. Và vì thế, văn học luôn chậm chân hơn các nghệ thuật khác.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng, phê bình cần can dự tích cực vào việc chuẩn bị vốn tri thức cần thiết cho tác giả và công chúng chứ đừng bằng lòng với việc “buôn chuyện” từ đầu chợ đến cuối chợ, cung cấp “quà vặt” cho công chúng. Ông đưa ra ý kiến, gần đây, vai trò của “đầu nậu”, “đầu gấu” trên trường phê bình thường tập trung rõ rệt vào một số cây bút, họ làm việc hăng hái chẳng khác gì kẻ trúng thầu. Và vì vậy phê bình của chúng ta đang đi vào bế tắc và không có đường hướng giải quyết.
Nhà phê bình chưa được đặt vào vị trí xứng đáng
Không chỉ những nhà phê bình nói lên nỗi bức xúc sau bao năm nhọc nhằn theo nghề, các nhà văn, nhà thơ cũng đang thực sự trông chờ vào sự đánh giá có tầm thời đại đối với các tác phẩm của mình. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói: “Chúng tôi muốn nhà phê bình làm “bà đỡ”, đưa ra những tiêu chuẩn để định hướng cho nhà văn. Nhà văn cứ sáng tác nhưng đó chỉ mang tính cá nhân”.
Người sáng tác luôn cần nhà phê bình, còn nhà phê bình cũng phải cần tiền để sống mà cái giá cho một tác phẩm phê bình từ xưa đến nay luôn ở mức... quá thấp! Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói, sở dĩ ông Hoài Thanh viết hay vì đã yên tâm với mức lương giáo viên khá cao, chứ mấy ai chỉ viết phê bình mà đủ sống. Không được trả giá đúng với công sức là lý do chính dẫn đến việc khan hiếm những người viết phê bình hay và nghiêm túc.
Nhà phê bình Chu Thị Thơm đưa ra điều hết sức vô lý bấy lâu vẫn tồn tại là các nhà phê bình hầu như không có mặt trong các đợt xét tặng giải thưởng văn học, song nếu có một sai sót nào đó trong việc trao chiếc “vương miện văn chương” thì nhiều ý kiến lại đổ lỗi cho người làm phê bình. “Thực tế, chúng tôi chưa được đặt đúng vị trí xứng đáng trong đời sống văn học”.