
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationTham gia hội thảo, ngoài các nhà khoa học, còn có các nhà sưu tập và một số nhà báo.
Các nhà khoa học đều tỏ ra thán phục và đồng tình trước bộ sưu tập và cách trưng bày của ông Nguyễn. Bộ trống đồng hơn chục chiếc đã gây ngạc nhiên lớn.
Chiếc trống ở trung tâm gian trưng bày có đường kính mặt trống 105cm, được nhiều người đánh giá là lớn nhất Việt Nam hiện nay; đây cũng là chiếc duy nhất tang trống bị rách một ít. Những chiếc còn lại đều nguyên vẹn, đường kính mặt trống từ 50 đến 80cm, với hoa văn đặc trưng của trống Đông Sơn.
Có một chiếc được các nhà khảo cổ đánh giá là quá lạ: Hoa văn trên thân trống cho thấy nó đúng là Đông Sơn, song kiểu dáng không giống mô - týp quen thuộc; đặc biệt là trên mặt trống, chính giữa không có ngôi sao đúc nổi, thay vào đó chỉ là một u tròn, xung quanh có thêm 16 u tròn nhỏ!
Bộ sưu tập dao găm đồng cán hình tượng người cũng rất gây chú ý. Đặc sắc nhất là 3 chiếc dao cán có hình hai người. Một chiếc có hình hai người đàn ông khoác vai nhau, hai tay còn lại bê chung một đĩa đèn, thể hiện lối sống cộng đồng của người Việt cổ; một chiếc có hình một đàn ông và một đàn bà ôm nhau; tay người đàn ông đang mở váy người đàn bà, thể hiện tín ngưỡng phồn thực, hướng tới sự sinh nở và bảo tồn, phát triển nòi giống; một chiếc có hình người đàn ông đang ngồi trên cổ người đàn bà, thể hiện văn hóa phụ hệ, gia trưởng.
Các bức tượng đều trong tình trạng tốt, hoa văn trên váy phụ nữ và hình xăm trên đùi đàn ông còn rõ. Đây là những cổ vật cho biết rất nhiều thông tin về đời sống của người Việt cổ.
Tuy nhiên, thực sự gây “sốc” cho các nhà khoa học chính là phần sưu tập đồ đá. Chúng rất phong phú, từ công cụ lao động như rìu, cuốc, dao, câu liêm hái quả, đến vũ khí để săn bắn và chiến đấu như lao, qua, kiếm, mũi tên; từ những vật dụng trong gia đình thường dân như hòn đá đánh lửa, chiếc kim khâu, đến biểu tượng của nhà quý tộc như thanh nha trương; từ những vật trang sức như khuyên tai, vòng tay, vòng chân, đến những đồ mang ý nghĩa tôn giáo như những bức tượng.
Tất cả đều được chế tác từ đá quý, hết sức tinh xảo, hầu như nguyên vẹn, với độ bóng và màu sắc đẹp đến bất ngờ! Có lẽ vì quá đẹp, mà chúng bị nhiều nhà khoa học nghi ngờ “có thể được chế tác gần đây”?
Dân sưu tập đồ cổ đồn nhau câu chuyện ông Nguyễn đã đổi một ngôi biệt thự tuyệt đẹp trên đường Quảng Bá để có được khoảng 2/3 số đồ đá trong bộ sưu tập “gây sốc”, từ tay một nhà buôn đồ cổ danh tiếng của Hà thành, tôi - người viết bài này - đặt thẳng câu hỏi: “Ông nghĩ sao khi các nhà khoa học không công nhận chúng là đồ cổ?!”.
Ông Nguyễn trầm ngâm: “Các nhà khoa học chưa công nhận, nhưng cũng chưa phủ nhận. Vì sao chúng tôi tin chúng là đồ cổ, để tôi giới thiệu nhà báo nói chuyện thêm với ông T. nhé”.
“Ông nhận xét gì về bộ sưu tập đồ đá của ông Nguyễn?” “Ông Nguyễn treo thưởng 10.000 USD cho ai chứng minh được một món trong đó là đồ giả cổ, hiện vẫn chưa ai được nhận thưởng.
Cá nhân tôi tin chắc đấy là đồ thật. Tôi đã dùng kính lúp độ phóng đại 60 lần để kiểm tra. Nếu là đồ mới chế tác, nó không thể có được độ bóng và màu sắc như vậy, cái này khó nói thành lời lắm”.
“Các nhà khoa học phát biểu là chưa từng thấy những cổ vật như vậy?”. “Chỗ này rất cần các nhà khoa học vào cuộc, bởi đây không phải đồ đào được, mà là đồ vớt.
Các nhà khoa học chỉ quen với những cổ vật được đào thấy thôi, mà vẫn còn bỏ qua đồ vớt”.
“Hy vọng sẽ là bước đột phá...”
Cuộc hội thảo tại nhà hàng Trống Đông Sơn, cùng với các nhà khoa học, còn có Tiến sỹ Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Bảo tồn di sản văn hoá dân tộc - Bộ VHTT.
Sự hiện diện của ông đã giúp nhiều người xoá đi mặc cảm, rằng dường như Nhà nước ta vẫn chưa cho phép tư nhân được sưu tập, được trưng bày cổ vật.
“Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập cổ vật tư nhân ra mắt đông đảo công chúng. Việc làm này rất phù hợp với chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” - Tiến sỹ Bài phát biểu- “Tôi nghĩ đây là bước đột phá, nó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, để rồi từ nay đến dịp kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long, ở Thủ đô thân yêu của chúng ta sẽ xuất hiện thêm nhiều bộ sưu tập cổ vật tư nhân, nhiều cuộc trưng bày cổ vật tư nhân như thế này”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, cũng có đôi lời: “Tôi không đủ trình độ thẩm định về cổ vật, nhưng những hiện vật quả thực gây bất ngờ.
Sự trang trọng trong cách trưng bày cho thấy thẩm mỹ và ứng xử văn hóa của chủ nhân, tạo nên ấn tượng khó quên đối với những ai đã đến đây”.
Hàng loạt nhà khảo cổ học tên tuổi như Giáo sư Đỗ Văn Ninh, Giáo sư Diệp Đình Hoa, Giáo sư Hoàng Xuân Chinh, Giáo sư Hán Văn Khẩn, Giáo sư Nguyễn Huy Hinh, Tiến sỹ Phạm Quốc Quân... sau khi nhiệt liệt hoan nghênh việc ra mắt bộ sưu tập kỳ công và đắt giá, đã tỏ ra thận trọng khi đánh giá niên đại các hiện vật; “chúng tôi cần nghiên cứu thêm” - Các nhà khoa học phát biểu.
Sau cuộc hội thảo, ông Nguyễn đã có một bức thư gửi tới các nhà khoa học:
“Hiện có một dòng cổ vật không có lý lịch rõ ràng, đang được lưu giữ trong nhân dân...… Trong số ấy, nhiều món đồ không phải được tìm thấy trong lòng đất, trong các hang động, mà là dưới lòng các dòng sông, dòng suối, người dân gọi là “đồ vớt”.…
Trước đây, những người khai thác cát theo phương pháp thủ công vớt được rất nhiều hiện vật. Khoảng dăm năm nay, người ta khai thác cát bằng tàu hút. Giới buôn đồ cổ vẫn mua được hiện vật từ các chủ tàu hút, song số lượng không nhiều, hiện vật bé và hay bị gãy...
Hầu hết hiện vật đồ đá trong bộ sưu tập của tôi đều được mua lại của những người làm nghề khai thác cát trên sông Cầu, sông Lô, sông Đuống... thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, đặc biệt là ở ngã ba sông thuộc địa phận Đoan Hùng (việc định niên đại cho các hiện vật, tôi dựa vào một cuốn sách được giới nghiên cứu cổ vật nước ngoài công bố thời gian gần đây)..
Phải chăng trên lưu vực các con sông nói trên vẫn đang ẩn chứa những cổ vật hết sức quý giá về mặt khoa học? Theo tôi, để có câu trả lời, trước hết cần đến các làng trước đây có người làm nghề khai thác cát thủ công, ghi lại ý kiến của họ...
Nếu các nhà khoa học chú ý đến ý kiến trên và có ý định mở một cuộc khảo sát sơ bộ, tôi xin vinh dự được tài trợ cho cuộc khảo sát đó”.