
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Gần 15 tỉ đồng tiền tác quyền âm nhạc đã thu được trong năm 2008. Một con số không phải lớn so với khối lượng tài sản âm nhạc đã và đang có của giới sáng tác âm nhạc VN, nhưng đó là số tiền quá lớn so với những gì mà giới sáng tạo âm nhạc này được hưởng từ trước đến nay. Đây là thành công lớn bước đầu của không chỉ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN mà còn là của giới nhạc sĩ sáng tác trong cả nước.
Kỳ tích
Chỉ riêng Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN khu vực phía Nam đã thu được gần 9,2 tỉ đồng từ 880 hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc trong năm 2008. So với năm 2007 (thu được 3,5 tỉ đồng), tiền tác quyền âm nhạc mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc thu được trong năm 2008 tăng gấp 3 lần.
Số tiền này thu được từ 14 lĩnh vực hoạt động có sử dụng tác phẩm âm nhạc: Biểu diễn, băng đĩa, phát thanh-truyền hình, khách sạn, nhà hàng, karaoke, siêu thị, nhạc chuông, website, quảng cáo, nhạc phim, cà phê-bar, xuất bản sách nhạc và phòng trà. Sau khi trích 25% số tiền thu được để chi phí cho bộ máy của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN chi nhánh phía Nam đủ điều kiện hoạt động, mức tiền tác quyền thu được đã chi trả cho các nhạc sĩ có tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong năm 2008, trong đó có nhạc sĩ nhận đến gần 200 triệu đồng.
Những ngày giáp Tết, giới nhạc sĩ phía Nam hăm hở gọi nhau đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN khu vực phía Nam nhận tiền tác quyền. Nhạc sĩ Quốc An nói vui: “Tết này giới nhạc sĩ ăn Tết lớn, vì năm nay nhận được tiền tác quyền nhiều”. Giới nhạc sĩ xem số tiền tác quyền nhận được gần như là “của trời cho”. “Hầu như không ai dám nghĩ sẽ thu được tiền tác quyền một cách rốt ráo như vậy. Được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Và thực tế, số tiền tác quyền thu được cho một tác giả lên gần 200 triệu đồng có thể xem là kỳ tích” - nhiều nhạc sĩ thổ lộ. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nói: “Việc các nhạc sĩ xem chuyện nhận được tiền tác quyền là "của trời cho" hoàn toàn không phải là câu nói đùa. Bởi từ xưa đến nay, hiện tượng các dịch vụ sử dụng “chùa” tác phẩm âm nhạc, quên (một cách vô tình hay cố ý) trả tiền tác quyền cho tác giả nên từ lâu đã hình thành thói quen nhạc sĩ “bỏ lơ” tài sản của chính mình. Hầu hết các tác giả chỉ được nhận tác quyền một lần khi thu hình, thu âm từ các trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc. Vì vậy, khi quyền lợi của tác giả được thực thi đầy đủ là một dấu hiệu đáng mừng. Và tất nhiên, cuộc sống của giới sáng tác từ đó cũng được nâng lên rất nhiều”.
Kích thích sáng tạo
Thế hệ nhạc sĩ lớn tuổi vẫn chiếm số đông trong số những nhạc sĩ được nhận tiền tác quyền nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên, so với các nhạc sĩ trẻ, lượng ca khúc của những nhạc sĩ “cây đa, cây đề” này không phổ biến nhiều như những nhạc sĩ trẻ (do sự khu biệt về thị hiếu nghe nhạc của khán giả ở những đối tượng khác nhau). “Sức sáng tạo của các thế hệ nhạc sĩ hàng cha, chú sẽ không còn dẻo dai như thế hệ sáng tác mới. Điều đó là cơ sở để khẳng định, đây chính là thời kỳ ăn nên làm ra của giới sáng tác trẻ, không chỉ tác phẩm mà còn về thu nhập” - nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nói.
Ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN chi nhánh phía Nam, nhận định: “Không mấy khó để đoán nhạc sĩ nào sẽ thu được nhiều tiền tác quyền trong năm. Những thương hiệu nhạc sĩ nào càng được ưa thích nhiều trên thị trường nhạc Việt thì số tiền tác quyền theo đó nhân lên”. Trong những năm vừa qua, những cái tên như Hoài An, Quốc Bảo, Quốc An, Võ Thiện Thanh, Đức Trí, Vĩnh Tâm, Nguyễn Nhất Huy, Lê Quang, Minh Châu, Tuấn Khanh, Minh Khang, Duy Mạnh, Trần Minh Phi, Phương Uyên, Vũ Quốc Việt, Nguyễn Văn Chung, Ngọc Sơn, Thái Khang... đã trở nên quen thuộc của thị trường nhạc Việt. Họ xuất hiện thường xuyên và đều đặn trên các ấn phẩm âm nhạc, các chương trình biểu diễn. Và chắc chắn, khi công việc thu tiền tác quyền âm nhạc được thực hiện rốt ráo, triệt để (mở rộng ra các tỉnh) thì tiền tác quyền được nhận của họ còn tăng lên nhiều lần.
Hầu hết các nhạc sĩ đều thừa nhận, sự kích thích về kinh tế này chắc chắn sẽ khiến cho hoạt động sáng tác âm nhạc trở thành nghề “hot”, nhất là khi thị trường ca khúc đang trong tình trạng cung không đủ cầu như hiện nay. Và mặt nào đó, sự đầy đủ về kinh tế sẽ thúc đẩy giới sáng tác đầu tư nhiều hơn cho tác phẩm của mình. Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận thổ lộ: “Kiếm tiền là một lẽ nhưng làm thế nào để tác phẩm của mình có vị trí lâu bền trên thị trường nhạc Việt mới là điều quan trọng. Để làm được điều đó, chắc chắn bản thân mỗi người phải tự nâng cấp chất lượng tác phẩm của mình. Và như vậy, khi nhận được nhiều tiền tác quyền, người nhạc sĩ mới thấy thật sự xứng đáng”.