
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationChúng tôi lên Bắc Giang tìm cuốn "sách đá" từng gây sửng sốt trong giới khoa học đó, rồi chợt nhận ra có một nỗi lo bị rách rời mủn nát của những trang sách tưởng như có thể muôn đời trơ gan cùng tuế nguyệt ấy.
Cuốn "sách đá" nằm chung với nhọ nồi
Thôn Đồi Cốc, xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đang được bêtông hoá từng ngày. Quyển "sách đá" phát lộ lên sau mấy trăm năm câm lặng cùng đất đen ấy được người của thế kỷ 21 trân trọng thắp nhang coi như cuốn di văn quý giá của trạng nguyên Giáp Hải. "Sách" nằm ở nhà anh Hà Thành Duy, trưởng thôn Đồi Cốc. Nếu ông trạng nguyên tài ba kia mà sống lại thì có lẽ ông buồn lắm lắm. Bởi trên "gáy sách" là mấy con dao cùn, cạnh sách là nồi niêu xoong chảo, nhọ nồi, quần áo cũ nhàu hôi hám.
Cụ già dẫn đường cho tôi vào thăm "sách đá" đã nói một câu khiến ai nấy cùng giật thột: "Nhà nước có "bỏ tù" được hết các bô lão thôn tôi không?" rồi nói tiếp: "Tôi bảo rằng, việc di chuyển "sách đá" đi nơi khác chúng tôi đã họp nhau nhiều, nhưng đều không nhất trí. Chúng tôi phải giữ "sách đá" lại, xem ai dám làm gì. Chúng tôi muốn lập đền miếu hay nhà bia sách tôn vinh "sách đá" ngay ở thôn Đồi Cốc này". Tóm lại, cần phải đem cho các cụ khoảng chục triệu đồng để tu sửa ngôi miếu của thôn, rồi thì nhà nước muốn mang cuốn "sách đá" vô giá này đi "tôn vinh" ở đâu cũng được. Năm qua tháng lại nhu cầu ấy vẫn chưa được đáp ứng, bà con vẫn giữ "sách đá".
Chuyện bắt đầu từ năm 1998, trong khi đánh đất dọn cho con đường lớn chạy qua xã Dĩnh Trì thì nhóm công nhân phát hiện ra một "hòm đá" hình chữ nhật quãng bằng nửa cái bàn uống nước thông thường. Người hiếu kỳ bu kín khu vực công trường, bởi ai cũng tin trong đó có vàng bạc châu báu. "Hòm đá" gồm hai phiến đá nhẵn chồng khít lên nhau có "mộng mẹo" đàng hoàng. Phần áp mặt vào nhau của hai phiến đá chi chít chữ Nho, tịnh không thấy tí của nả nào. Thôn trưởng Duy có mặt và anh yêu cầu giữ nguyên hiện trường để điện báo với tỉnh và huyện về "niêm phong" hiện vật. Không ngờ đó là "sách đá". Từ bấy, các nhà khoa học từ tỉnh, từ Trung ương về Dĩnh Kế đo đếm, lăn chữ, dịch nghĩa, quay phim, chụp ảnh cứ như con thoi. Dân thôn quyết định bàn nhau khênh "sách đá" về nhà trưởng thôn giữ dịt suốt hơn 6 năm qua.
"Sách đá" Dĩnh Trì đã "đính chính" cả Lịch triều hiến chương loại chí?
Các nhà khoa học đã tốn nhiều giấy mực nghiên cứu cuốn "sách đá" kể trên. Cuốn di văn của trạng nguyên Giáp Hải này đã được soạn kỹ càng, kính cẩn rồi yểm xuống mộ của cụ Khánh Sơn tiên sinh (cha của trạng nguyên Giáp Hải) vào năm Tân Dậu, triều Vua Cảnh Lịch thứ 2 (1549). Cuốn "sách" gồm 2 "trang", người dịch chia hai "trang" ấy thành phần nắp đậy và phần chính văn.
Qua phần dịch nghĩa "sách", các nhà nghiên cứu đã tìm được bí quyết đi đến ngã ngũ nhiều tranh luận khoa học lâu nay còn bỏ ngỏ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Phong (Sở KHCN&MT Bắc Giang), người trực tiếp phiên âm, dịch nghĩa cuốn "sách đá" kể trên cho biết, trong tay anh hiện có tới 18 cuốn sách viết những thông tin hoàn toàn lệch pha so với thông tin được yểm trong "sách đá" này. Đó là các cuốn Lịch triều Hiến chương loại chí, Công dư tiệp ký...
Nguyên nhân là vì phần viết về ông trạng Giáp Hải trong Lịch triều Hiến chương loại chí bị huyền hoặc hoá, kéo theo mười mấy quyển sách viết theo vào thời điểm khoảng cuối thế kỷ 19 đều sai tất tật. Thông tin về ông trạng Giáp Hải tài cao đức trọng đã từng bị hiểu lệch rất nhiều, câu chuyện về cuộc đời ông đã được "dân gian hoá" với ít nhiều yếu tố hoang đường, tỷ như chuyện ông sinh ra kỳ lạ, ông từ ven Hà Nội (hiện nay) đi buôn bán rồi bị bắt cóc, làm con nuôi ở nơi xa xôi.
Điều này dẫn đến không ít hệ luỵ là việc các địa phương vô tư nhận trạng nguyên Giáp Hải là danh nhân quê mình, đặt tên phố ngõ, lập đền miếu thờ "tiên hiền quê hương"... Nay, các chuyên gia có được chính di văn của trạng nguyên Giáp Hải, được chính ông gò câu đẽo chữ rồi khắc, yểm chính trong huyệt mộ của bố đẻ ông để "cải chính" những thông tin còn tranh cãi. Những thông tin trong sách đá kỹ càng như một cuốn gia phả nhà trạng nguyên Giáp Hải.
Điều thú vị nữa là phần nắp đậy có những dòng chữ viết thêm cho biết ngôi mộ đã được chuyển từ núi Ngò về xã Dĩnh Trì hiện nay như thế nào. Chao ôi, "sách đá" đã từng được mở để con cháu viết thêm - đúng là một cuốn sách được gìn giữ và bổ sung rất bài bản.
Vì đôi co 10 triệu đồng giữa nhà quản lý văn hoá và dân thôn Đồi Cốc mà hơn 6 năm nay, di văn của một vị trạng nguyên lừng lẫy phải nằm chung với nhọ nồi và dao thớt. Thực chua xót!