
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationTối nay, 22-10, lễ bế mạc Hội diễn Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc diễn ra tại rạp Tháng Tám, TP Hải Phòng. Sau 9 ngày hội, kể từ ngày 14-10, điều khiến nhiều người chú ý hơn cả, buồn thay, là việc 3 phóng viên Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động bị mất cắp tiền và điện thoại di động chứ không phải là các vở diễn trên sân khấu hội diễn. Rất khó để tìm thấy ở hội diễn này những tín hiệu mới mẻ, lạc quan cho sân khấu kịch nói hiện nay.
Ma nhiều quá!
“Chẳng có gì đáng nói. Tất cả đều cũ lắm rồi, nhàm lắm rồi” – một thành viên trong Ban Tổ chức đã thốt lên như thế khi nhận xét về các vở tham gia hội diễn. Chiến tranh và hậu chiến vẫn là đề tài của hầu hết các vở có mô-típ quen thuộc: những đứa con không cha, những người lính trở về trong thương tật, những cuộc gặp éo le, muộn màng, những khúc mắc của thời hậu chiến, sự thoái hóa biến chất của người lính trong thời bình... Không hẹn mà gặp, những bóng ma, oan hồn cũng xuất hiện với tần số dày đặc, chiếm phân nửa số vở tham gia hội diễn, đến nỗi cánh phóng viên đi xem về đùa với nhau: “Đêm nay cho ở chung phòng với nhé, ma nhiều quá!”. Dường như các tác giả không tìm ra được lối thoát nào để xây dựng tình tiết, giải quyết mâu thuẫn hơn những bóng ma! Nội dung lặp lại, cách dàn dựng, bố trí sân khấu cũng chẳng có gì sáng tạo, lúc nào người ta cũng nghĩ đến một cái bục mà không tính rằng nó có thực sự phù hợp, cần thiết cho tác phẩm hay không.
Nghiệp dư và tự nhiên chủ nghĩa
Một điều làm khán giả chán nản, ngán ngẩm nữa là lời thoại của các vở kịch. Có hai trường hợp thường xảy ra ở đây: hoặc là quá chỉn chu, trau chuốt và quá xa lạ với đời sống, hoặc là quá tự nhiên chủ nghĩa. Người xem nhăn mặt bao nhiêu trước những câu nói như văn viết của Đoàn Kịch Công an, Đoàn Kịch Quảng Ninh thì cũng khó chịu bấy nhiêu trước những màn văng tục, chửi rủa của Đoàn Kịch Nam Định, Nhà hát Ca Múa Nhạc Lam Sơn...
Từ khi hội diễn chưa mở màn, dư luận đã xôn xao quanh chuyện có tới 6 vở là do đạo diễn Lê Hùng dàn dựng. Mặc dù vị đạo diễn này đã rất tự tin khi trả lời phỏng vấn trên một tờ báo rằng: “Mỗi tác phẩm là một sự sáng tạo của Lê Hùng, không có chuyện lặp lại”, nhưng thực tế thì ngoài Thông điệp từ Điện Biên và Ngoại phạm được đánh giá khá cao, những vở còn lại chỉ ở mức trung bình, nhàn nhạt. Thậm chí, vở Chuyện ở xã tôi mà Lê Hùng dàn dựng cho Đoàn Kịch Phú Thọ, dù đã chỉnh sửa rất nhiều vẫn bị xếp vào loại “nghiệp dư” nhất hội diễn.
Diễn viên trẻ nói ngọng, quên kịch bản
Hội diễn Sân khấu Kịch nói lần này chú trọng tôn vinh cá nhân nghệ sĩ, trao nhiều giải hơn cho các diễn viên, đặc biệt là khuyến khích các gương mặt trẻ. Nhưng suốt cả chặng dài hội diễn, lưu lại trong trí nhớ người xem vẫn chỉ là những cái tên quen thuộc: Lê Khanh, Duy Hậu, Thu Hà, Phạm Cường, Thu Quế... Diễn viên diễn xuất cứng, nhịu lời, quên kịch bản, thậm chí nói ngọng là chuyện hầu như buổi diễn nào cũng có. Những gương mặt trẻ ghi lại dấu ấn riêng trong hội diễn không nhiều, có thể kể đến Vũ Vương Huỳnh (Nhà hát Ca Múa Nhạc Lam Sơn), Thùy Linh (Đoàn Kịch Nam Định), Chiêu Quân, Hoàng Thi (Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TPHCM)... Thiếu vốn sống và quan trọng hơn là thiếu sự mê say, hết mình vì nghề, các diễn viên đi lại trên sân khấu vô hồn, sống sượng.
Chỉ 3/15 vở xem được
Bao nhiêu vở ở hội diễn này sẽ khiến khán giả phải bỏ tiền túi mua vé đi xem? Chắc chắn là không quá 3 vở. 3/15 vở của 15 đoàn tham gia - một con số thật chua chát, nhưng phản ánh đúng bộ mặt của sân khấu phía Bắc hiện nay, nơi mà sân khấu đang bị khủng hoảng khán giả trầm trọng. Không thể kéo khán giả đến rạp bằng những vở diễn dàn dựng theo kế hoạch, thiếu hấp dẫn, nặng nề, cứng nhắc và không thực tế. Xét về mặt này, có thể coi Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TPHCM với vở Giữa hai bờ sương khói đã thắp lên một không khí mới cho hội diễn với cách đặt vấn đề cụ thể hơn, lối diễn dung dị, gần gũi hơn và biết “chiều” khán giả hơn với những cách “tiếp thị” ấn tượng: tạo không khí cho vở diễn bằng những cánh chim bồ câu hòa bình, chiếu phim tài liệu về nguyên mẫu một nhân vật trong tác phẩm... Tuy nhiên, có vẻ như các đồng nghiệp phía Bắc đón nhận luồng gió mới này không được vui vẻ lắm?