
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationTôi đến lâu đài sakura vào buổi chiều xuân khí hậu mát mẻ và đẹp tuyệt vời. Đang vào mùa hoa anh đào nở nên không chỉ có du khách quốc tế mà cả người Nhật tại địa phương cũng tấp nập kéo đến đây vui chơi thưởng ngoạn. Lâu đài được xây dựng từ thời kỳ Edo, có một công viên bao quanh rất rộng trồng đầy hoa anh đào trong đó có một cây đã hơn 300 tuổi. Du khách và các gia đình người Nhật ngồi từng nhóm dưới các gốc hoa anh đào hoặc trên các thảm cỏ trong công viên vừa ăn uống vừa thưởng lãm hoa đêm. Thức ăn có thể mua ở các quầy dã ngoại bán trong công viên hoặc tự mang theo cho đỡ tốn kém. Khách thật giàu có mới vào được Sankei-tei ( phòng trà) có geisha phục vụ. Chúng tôi, đoàn báo chí Asean, dĩ nhiên không phải là người giàu nhưng là khách mời của tập đoàn Seiko-Epson nên được vinh dự vào Sankei - tei dự bữa tiệc có geisha phục vụ.
Phòng trà là một căn phòng rộng trống trơn không có bàn ghế, chỉ có một sân khấu thấp nhỏ với một tấm phông là bức tranh cổ vẻ cây tùng thường thấy trưng bày trong các phòng của lâu đài Shotgun. Thực khách ngồi bệt trên các cái gối sắp trên sàn nhà. Sau đó các cô phục vụ trong trang phục Kimono mang một cái khay có chân giống như một cái bàn nho nhỏ trên xếp vừa đủ vài đĩa thức ăn bé tẹo như đồ chơi trẻ con đến cho mỗi thực khách. Chúng tôi đang loay hoay chưa biết làm sao thì nghe vang lên điệu đàn réo rắt và bổng dưng dịu dàng bước ra, như từ trong tranh, hai cô gái trong trang phục Kymono rực rỡ, mặt đánh phấn trắng, tay bưng khay rượu sake cuối gập người chào quan khách. Đó là các geisha mà lần đầu tiên tôi được thấy.
Lúc các cô geisha mang rượu đến mời từng thực khách cũng là lúc vang lên lời thuyết minh của ngưòi giới thiệu chương trình. Bài nói giới thiệu về nghề geisha. Theo đó, geisha xuất hiện phổ biến nhất ở Nhật vào đầu thế kỷ 18 và được xã hội Nhật tôn trọng chứ không xem là “xướng ca vô loài” như ở Việt Nam xưa. Ban đầu chỉ có đàn ông làm geisha nhưng về sau nữ giới thay thế dần và cuối cùng chỉ có nữ mới làm geisha. Ngày nay geisha chỉ còn ở cố đô Kyoto.
Để trở thành một geisha, các cô gái phải qua một quá trình đào đạo cam go và bắt đầu từ lúc bé. Các cô gái nhỏ được “nhà geisha” mua từ các gia đình nghèo v ề nuôi dưỡng và dạy d ỗ. Trong suốt thời gian đầu các cô gái trẻ phải làm việc như một người ở, sau đó được chọn theo hầu một gheisha lớn tuổi như là một phần trong chương trình huấn luyện. Trong thời gian đó các cô được dạy cho phép đi đứng, chào hỏi, cách rót rượu pha trà, cách thức mời dọn thức ăn cho khách. Rồi các cô được học cách trang điểm, học hát múa, học cách đối đáp, học chơi nhiều loại nhạc cụ cổ truyền của Nhật Bản… quá trình học tập như vậy kéo dài trong thời gian khoảng 10 năm. Trong thời gian đi học các cô được gọi là Maiko chứ chưa được gọi là geisha. Khi đã được công nhận là geisha, vào khoảng 18 tuổi, các cô mới được chính thức đến các phòng trà để phục vụ khách. Chương trình đào tạo như vậy vẫn còn được duy trì đầy đủ cho đến ngày nay…
Một cô geisha có khuôn mặt tròn đầy, mặc kymono trắng uyển chuyển đi như lướt đến chỗ tôi để mời thêm thức ăn. Để bắt chuyện tôi nói với cô rằng tôi không thích uống sake nữa, mà thích uống bia. Cô mỉm cười xin phép lui ra và lát sau mang vào một chai bia lớn. Trong lúc cô rót bia vào ly, tôi tinh nghịch hỏi: “Cô được nhà geisha mua vào từ hồi bao nhiêu tuổi?”. Cô mỉm cười nhẹ nhàng nói: “ Ngày nay, chúng tôi không phải được mua vào nhà geisha như ngày xưa nữa. Chúng tôi tự nguyện xin vào học. Tôi vào học từ năm 10 tuổi”. Để biết tuổi của cô một cách không đường đột tôi hỏi: “Kể từ đó đến bây giờ là bao nhiêu năm rồi?” Cô hiểu ý nên hơi thoáng nét e lệ trả lời: “ Thưa đã được 11 năm”.
Tiệc rượu vào được một lúc thì các cô geisha thôi việc phục vụ chuyện ăn uống cho khách. Các cô để công việc đó lại cho các Maiko rồi bước lên sân khấu. Tiếng đàn réo rắt vang lên, các cô uyển chuyển đi lại làm các nghi lễ chào khách và sau đó cất giọng lảnh lót ca các bài ca cổ của Nhật.
Sau một vài màn múa hát, các geisha xuống mời thực khách lên cùng tham gia với các cô một số trò chơi truyền thống của Nhật. Cho đến khi gần tàn tiệc rượu và lúc tôi đã ngà say (vì vừa uống bia vừa uống quá nhiều sake hâm nóng) tôi mới được cô geisha phục vụ tôi lúc nãy mời lên cùng chơi với cô trò gõ trống. Tôi và cô ngồi đối diện với nhau trước một cái trống con. Cô vừa hát vừa gõ nhịp vào chiếc trống này. Tôi cũng phải làm theo như cô nhưng không được để tay mình đánh vào trống cùng lúc với cô vì như vậy tay tôi và cô sẽ chạm vào nhau và tôi bị thua cuộc. Tôi đã chơi không đến nỗi tệ nhưng lâu lâu lại chịu thua cuộc để được… chạm vào bàn tay ngọc của cô.
Bữa tiệc như vậy có giá từ 300 USD đến 500 USD cho mỗi thực khách. Nói theo ngôn ngữ kinh tế thì hàm lượng “phi vật thể” của bữa tiệc chiếm đến gần 90% giá thành bởi phần “vật thể” còn lại chỉ là ít rượu sake, vài đĩa thức ăn be bé mà chủ lực trong đó là đậu phụ. Từ đó tôi chợt nghĩ rằng người ta đã làm rất tốt việc duy trì một loại hình văn hoá truyền thống đồng thời lại biết khai thác nó một cách hiệu quả về kinh tế . Trong khi đó ở Việt Nam ta lại có một loại hình văn hoá truyền thống tương tự là hát cô đầu hoặc ả đào lại để mai một quá lãng phí.