
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationGần 9 giờ sáng, quán cà phê không tên (cạnh chùa Long Vĩnh) trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3, “chợ nhạc công” của TPHCM đã khá nhộn nhịp với khoảng vài chục người. Khác hẳn với hình dung của tôi ban đầu, “ chợ” không sôi động như các phiên chợ khác mà là một không gian tĩnh lặng, không tiếng mời chào hay tay bắt mặt mừng mỗi khi có khách. Những nhạc công, bên ly cà phê sóng sánh, khẽ trò chuyện với nhau rồi lặng lẽ trầm tư...
Rất cần khách nhưng không quỵ lụy
Nhạc công M, nhà ở Q.3, uống một ngụm cà phê, đưa tay vẽ vẽ theo những vòng tròn của khói thuốc, bảo hầu như ngày nào anh cũng đến phiên chợ này. Từ 8, 9 giờ sáng, anh và vài người bạn cùng nghề đã đến ngồi ở đây để chia sẻ với nhau vui buồn, kinh nghiệm trong nghề. Anh học đàn guitar từ những năm còn mài đũng quần trên ghế nhà trường rồi theo nghề nhạc công đã hơn 30 năm nay, từng biểu diễn phục vụ cho các chương trình ca nhạc lớn, nhỏ ở khắp nơi. “Cuối cùng, gia tài chỉ có mỗi cây đàn guitar và phải đợi chờ người ta thuê mướn theo thời vụ...”, anh cười buồn và nói vậy. Dẫu sao, công việc đánh đổi tiếng đàn, nốt nhạc này cũng giúp vợ, chồng anh mưu sinh qua ngày và nuôi đàn con nhỏ ăn học nên anh chẳng thể “ phụ nghề”...
Ngồi ở góc quán phía đối diện, một nhóm nhạc công gồm nhiều thế hệ, trung niên lẫn thanh niên, đang “ ngã giá” với một khách hàng. Điều lạ là cách nói chuyện, thái độ của họ có một chút gì đó hơi “bất cần” vốn có của những người nghệ sĩ. “Cần khách chứ không quỵ lụy”. Nhạc công T., ngồi phía sau lưng tôi kể, dạo này mưa dầm nên không khí của phiên “chợ” khá ảm đạm vì ít người thuê mướn. “Đâu phải nhạc công nào cũng có duyên được thuê mướn thường xuyên đâu. Phần lớn đều không có nơi ổn định, nên họ đều chấp nhận công việc theo thời vụ hay công nhật. Từ quán ăn, đám cưới đến đám thôi nôi, sinh nhật, thậm chí phục vụ tại gia... có người đến mướn là họ làm” - anh T. giải thích với tôi như vậy về phiên chợ lạ đã tồn tại hơn 20 năm này.
Không ít lần bị tổn thương
Những bảng thông báo tuyển nhạc công của khách hàng đại loại như cần tuyển một dàn nhạc 9 người gồm organ, piano, violon, trống, guitar... thỉnh thoảng xuất hiện trên cửa, bức tường của quán. Những thông tin liên quan đến nghề nghiệp tại quán cà phê Lê Văn Sỹ nhanh và nóng hổi luôn hấp dẫn các nhạc công khan khát có công việc ổn định.
Anh em thường nói đùa rằng, làm nghề này cũng như làm dâu trăm họ. Đôi khi chỉ vì cuộc sống mà mình phải chấp nhận những yêu cầu trái khoáy, những chuyện chướng tai gai mắt, khác hẳn với tính cách của mình. Anh Q. kể, có lần, có một nhóm thanh niên chỉ đáng tuổi con mình ghé vào quán cà phê yêu cầu anh đi đệm cho đám tiệc sinh nhật của họ. Lời lẽ của họ hết sức xấc xược và mặc sức “ cò kè” trả giá như các phiên chợ khác. Anh Q. thẳng thừng từ chối. Nhưng rồi về nghĩ lại, anh lại vừa thấy buồn vừa thấy... tiếc. Thật ra, trong cuộc đời nhạc công của mình, đã không ít lần anh cảm thấy bị xúc phạm vì khách yêu cầu đàn này, nọ và nặng lời khi không được đáp ứng. Không ít người hiểu biết hạn hẹp về kiến thức âm nhạc nhưng cứ nghĩ “vung tiền” là được, làm tổn thương đến người nghệ sĩ. Nếu cái tôi mình lớn quá thì khó theo nghề lâu dài được...”, anh nói.
“Nghiệp” đã ăn sâu, làm sao dứt được
Toàn TP có trên 1.000 nhạc công chuyên và không chuyên. Có những người vào nghề bằng năng khiếu trời cho, rồi tự tập luyện trưởng thành dần qua sự truyền đạt kinh nghiệm của các đàn anh, học tập qua sách vở, băng đĩa. Cũng có người tốt nghiệp trường nhạc. Nhưng điểm chung giữa họ là niềm say mê âm nhạc, “sống chết” với nghề. Anh M. bảo rằng nếu không có người bạn đời luôn ở bên cạnh để động viên, có lẽ anh đã giải nghệ từ lâu. Nhưng đâu phải ai cũng có được cái may mắn như anh M. Anh H. đã nhiều lần bỏ nghề khi đối diện với cuộc sống quá khó khăn. Nhưng rồi nghề cuối cùng mà anh chọn vẫn là làm... nhạc công. Bởi với anh, “bỏ sao được khi nó đã ăn sâu vào máu mình”. “Có bữa bệnh phải nghỉ ở nhà, đêm nằm cứ nhớ “chợ” nhạc công, nhớ lời ca, tiếng nhạc,... Nhớ những lần được khán giả tặng hoa khi đệm xong một bài hát... mà họ ưa thích. Đánh đàn thành nghiệp mất rồi cô ạ” - anh H. bảo nói.
Lại đến chợ và chợ...
Nhiều nhạc công nói rằng trải qua nhiều cuộc “bể dâu”, niềm đam mê cuồng nhiệt trong họ đã giảm đi ít nhiều. Ở cái tuổi 20, khi bắt đầu cất lên tiếng đàn đầu tiên, họ vẫn nuôi mộng có một ban nhạc riêng, lấy niềm đam mê để nuôi sống cái nghiệp mà mình trót duyên nợ. Bây giờ, họ vẫn chơi nhạc nhưng chủ yếu vì cuộc sống của bản thân và gia đình, con cái. Điều mong mỏi của họ bây giờ chỉ là có một việc làm ổn định. Tôi hỏi V., một sinh viên nhạc viện vừa ra trường, về ước mơ của mình, anh cười, lắc đầu: “Ai chẳng mơ mình được làm ở những nơi biết tôn vinh nghệ thuật hay thu nhập cao? Nhưng đã chọn làm nghề này thì phải chấp nhận nhiều may rủi. Biết đâu gắn với nghề, sau này tôi sẽ dành dụm được vốn mở phòng thu âm, rồi sáng tác... Chẳng biết bao lâu nữa ước mơ của V. sẽ trở thành sự thật nhưng ít ra ước mơ ấy cũng giúp anh có thêm nghị lực vượt qua những khó khăn để hàng ngày đến chợ phiên “nhạc công” ngồi đốt thời gian chờ người thuê mướn.