
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationCách nay 24 năm, giáo sư Jose Macéda – người Philippines (ủy viên Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (C.I.M) đã đến Việt Nam để nghiên cứu về cồng chiêng Tây Nguyên. Tôi và ông đã cùng tham dự Liên hoan Nghệ thuật cồng chiêng do Bộ VHTT nước ta tổ chức tại Pleiku – Gia Lai, tháng 3-1984. Nhờ ông mà văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Việt Nam được nhìn nhận là một trong những di sản phi vật thể của nhân loại. Qua nghiên cứu và khảo sát một cách có hệ thống, thông qua hội thảo khoa học cồng chiêng tổ chức thời đó, và sau này có một vài hội thảo mang tầm quốc gia về cồng chiêng Tây Nguyên, chúng ta tự hào rằng nghệ thuật cồng chiêng ở khu vực Đông Nam Á xuất phát từ chiếc nôi Tây Nguyên - Việt Nam, cụ thể là dọc theo dải Trường Sơn của nước ta. Phải nói rằng chúng ta cảm ơn và biết ơn giáo sư Jose Macéda. Nhờ có chuyến đi của ông mà chúng ta thấy được giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên.
Về mặt nghiên cứu, hiện nay, riêng người Kinh đã có đến 4, 5 tên gọi cho loại nhạc khí này: cồng, chiêng, lệnh, la (đồng la, phèng la, thanh la). Ở đây chúng tôi chỉ muốn lưu ý một điểm: Những cái xuất phát từ loại hình dân gian thì những thuật ngữ dân gian vẫn quen dùng để gọi chúng. Từ “cồng” đã có từ lâu với người Việt với tính chất thuật ngữ âm nhạc. Căn cứ vào những tục ngữ, ca dao xuất hiện thời xa xưa như: Lệnh ông không bằng cồng bà hoặc “Muốn coi lên núi mà coi/Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”. Từ “chiêng” cũng xuất hiện từ lâu trong tiếng Việt. Có nhà ngôn ngữ học xem chiêng như tiếng nói chệch đi của từ chinh trong Hán Việt. Nhưng cũng có người cho rằng chinh lại chính là phiên âm Hán của chiêng, vì nhạc khí này là một nhạc khí ngoại tộc đối với văn hóa âm nhạc Hán. Và theo truyền thống Việt Nam, người ta phân biệt chiêng thường có kích thước lớn và có núm, còn cồng thì nhỏ hơn và không có núm.
Trước nay, do chưa hiểu hết giá trị của văn hóa cồng chiêng, một số người đã cải tiến cồng chiêng theo nhiều cách. Họ tự đập cồng chiêng làm cho thanh âm của nó gần với piano, hiện đại hóa nó để có thể hòa cùng dàn nhạc giao hưởng. Điều này hết sức phản khoa học, vì không thể “lên dây” cồng chiêng cho khác đi với thang âm điệu thức cổ truyền vốn là nét độc đáo của nó. Lại còn xếp cồng chiêng thành một dàn để một người chơi, phá bỏ đi tính cộng đồng vốn độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên là điều không thể chấp nhận được. Chính vì mang tính cộng đồng, sự thích ứng cả cồng chiêng trong một tập thể sẽ có những hòa quyện độc đáo.
Để bảo lưu và giữ gìn, phát triển nó, theo tôi phải có sự kiểm kê, thống kê lại cồng chiêng và có chính sách bảo vệ những bộ cồng chiêng cổ đã có ở các dân tộc Tây Nguyên và trong cả nước; phải có phương hướng, chính sách về việc sử dụng cồng chiêng ở những nơi còn tập trung nhiều bộ cồng chiêng. Chúng ta hy vọng Bộ VHTT sớm ban hành những chính sách này, để các địa phương có cơ sở vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình; tránh việc gây “chảy máu” cồng chiêng Tây Nguyên khi một số kẻ gian lợi dụng sự nhẹ dạ của người dân tộc Tây Nguyên, đem bán cồng chiêng như những món cổ vật cho người nước ngoài.
Quan trọng hơn, Nhà nước cần thành lập một tổ chức thống nhất về sưu tầm, nghiên cứu, phát huy, có chương trình và có chỉ đạo về chủ đề cồng chiêng. Bộ VHTT đứng ra chủ trì việc này, hoặc có thể giao cho một cơ quan chủ trì nhưng phải có quyền hạn nhất định, có thể tập hợp lực lượng gồm tất cả các tỉnh có cồng chiêng, trong một chương trình chung. Chương trình đó cần được triển khai theo kế hoạch, từng thời kỳ, thời điểm, có báo cáo sơ kết và trên cơ sở đó, từng bước giúp cho các địa phương đang phải quản lý cồng chiêng có phương hướng đúng đắn để giữ gìn và phát triển một cách năng động tích cực.
NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM NÓI Ông Trương Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Phải coi cồng chiêng như báu vật Những năm qua, tuy cồng chiêng Lâm Đồng bị mai một, nhưng nhìn chung trong các thôn, buôn trong vùng sâu, vùng xa của người dân tộc bản địa Mạ, Churu trên địa bàn Lâm Đồng vẫn còn nhiều bộ cồng chiêng quý. Qua khảo sát của ngành chức năng tỉnh, hiện Lâm Đồng chỉ còn 2.700 chiếc cồng chiêng. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với Lâm Đồng là ngay từ bây giờ phải bảo tồn, giữ gìn cho được số cồng chiêng này, đồng thời tiếp tục điều tra, tìm kiếm, phát hiện những bộ chiêng khác, kể cả việc sưu tầm, tìm hiểu các bài bản của cồng chiêng. Đặc biệt là phải giữ cho được những nét riêng của cồng chiêng Mạ, Churu, bởi những nét riêng này làm nên sự khác biệt của cồng chiêng Mạ, Churu Lâm Đồng đối với khu vực Tây Nguyên. Để bảo tồn giá trị văn hóa âm nhạc cồng chiêng, theo tôi cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, kể cả đào tạo thế hệ nghệ nhân người dân tộc thiểu số nhận thức đúng về giá trị văn hóa âm nhạc độc đáo và nét đặc thù của cha ông để gìn giữ, không vì lợi trước mắt mà đánh mất những giá trị đặc biệt này. Phải coi cồng chiêng như một báu vật. Hơn nữa, cồng chiêng gắn liền với các hoạt động văn hóa của cộng đồng người dân tộc bản địa và cần có một không gian diễn xướng loại hình âm nhạc này. Vì vậy tỉnh đã có chủ trương đầu tư xây dựng một làng K’Ho cổ tại thị trấn Lạc Dương với vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng. Làng K’Ho cổ sẽ là nơi lý tưởng để tổ chức biểu diễn cồng chiêng. Đó cũng là cách để vừa bảo tồn vừa phát huy những giá trị văn hóa, tinh thần của người dân tộc bản địa Lâm Đồng. Bà Bùi Thị Thanh Vân, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Kon Tum: Sẽ có kế hoạch bảo tồn Hiện nay, ở Kon Tum có đến hàng ngàn bộ cồng chiêng đang lưu giữ trong nhân dân. Những chiếc chiêng quý là vật gia bảo của gia đình, tổ tiên, dòng tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Kon Tum hiện có 95 xã, với gần 1.000 làng đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Có gia đình có từ 1-2 bộ cồng chiêng. Khả năng tiềm ẩn trong các bản làng ở Kon Tum về cồng chiêng là rất lớn. Hiện nay, “nạn chảy máu cồng chiêng” ở Kon Tum đã được chính quyền địa phương ngăn chặn kịp thời. Hiện tại, ngành văn hóa tỉnh đã sưu tầm và lưu giữ đầy đủ các bộ cồng chiêng của nhiều dân tộc bản địa Kon Tum và Tây Nguyên. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát nguồn cồng chiêng sẵn có trong nhân dân và sẽ có kế hoạch bảo tồn những bộ cồng chiêng cổ. Đồng thời, cùng với các già làng vận động bà con giữ gìn cồng chiêng. X. Trung - V.Phúc ghi |