
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationTại Liên hoan Phim (LHP) VN lần thứ 14 đang diễn ra ở Buôn Ma Thuột (từ ngày 4 đến 7-11), có khoảng 50 bộ phim tài liệu tranh tài- nhiều gấp đôi lượng phim truyện. Theo đánh giá của một vị giám khảo lâu năm, tuy số phim tài liệu dự giải lần này không nhiều hơn so với các kỳ liên hoan trước nhưng chất lượng phim rất khá, chứng tỏ trình độ làm phim tài liệu của VN cao, đã xuất hiện nhiều tên tuổi mới... Một nhận xét lạc quan nhưng sao số phận “đầu ra” của phim tài liệu vẫn cứ mãi lận đận?
Lãng phí hàng tỉ đồng
Được xem là thể loại chính thống trong các kỳ liên hoan, phim tài liệu luôn được Nhà nước xem trọng bởi nó phản ánh muôn mặt đời sống xã hội. Chính vì vậy, mỗi năm Cục Điện ảnh VN đều dành khoản tiền không nhỏ đặt hàng cho 2 hãng phim quốc doanh là Tài liệu Khoa học Trung ương (phía Bắc), Hãng phim Giải Phóng (phía Nam) sản xuất phim tài liệu. Xưởng phim tài liệu của Hãng phim Giải Phóng được cấp gần 500 triệu đồng/năm để thực hiện 3 phim (nhựa lẫn video). Cũng vì làm theo đơn đặt hàng nên phim xuất xưởng lâu nay chỉ nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền là chính chứ không nhằm thu lợi nhuận. Nhiều kịch bản được đạo diễn tâm đắc thì không được duyệt và ngược lại, thế nên sản phẩm làm ra cốt chỉ để báo cáo với Cục Điện ảnh VN hằng năm hoặc tham gia các kỳ liên hoan phim chứ không mong gì phục vụ khán giả. Bản thân nhiều đạo diễn lắm khi cũng chẳng mặn mà với thể loại này bởi chưa bắt tay vào thực hiện, họ đã biết “số phận” đứa con tinh thần của mình. Một lý do quan trọng khác nữa là hiện nay toàn TP không có một rạp nào dành riêng cho thể loại này, “chen chân” vô các rạp chiếu bóng thông thường là điều không thể tưởng bởi không chủ rạp nào chịu nhận! Hậu quả là mỗi năm hàng trăm triệu đồng của Nhà nước bỏ ra chỉ để phục vụ cho vài vị trong hội đồng duyệt phim xem. Tính ra hàng chục năm qua, vài chục tỉ đồng của người dân đã “đổ sông đổ biển”.
Trong khi đó, phim tài liệu ở nước ngoài luôn được công chúng trân trọng và hồ hởi đón nhận. Điển hình gần đây là thành công vang dội của Fahrenheit 9/11: đoạt giải Cành cọ vàng LHP Cannes 2004, doanh thu hơn 100 triệu USD. VN vẫn có những phim tài liệu có giá trị, giành được giải cao ở các LHP trong nước và quốc tế như Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (Trần Văn Thủy), Trở lại Ngư Thủy (Lê Mạnh Thích), Di chúc của những oan hồn (Văn Lê)... Nhưng thử hỏi mấy ai được xem các phim trên?
Thiếu những phim hấp dẫn người xem
Thời kỳ trước giải phóng, việc chiếu phim tài liệu trước khi chiếu phim truyện là quy định bắt buộc đối với các rạp, thế nhưng sau ngày thống nhất đất nước đến nay, quy chế này không còn nữa. Đầu ra duy nhất cho phim tài liệu là phát sóng trên truyền hình nhưng hiện nay mỗi đài đều có riêng một đội ngũ làm phim tài liệu, mạnh đài nào làm đài nấy phát. “Đất” dành cho phim tài liệu vì thế ngày càng bị thu hẹp, chỉ mỗi khi có dịp lễ lớn quan trọng trong năm thì phim tài liệu mới được chiếu nhưng cũng chỉ là tranh thủ vài chục phút ngắn ngủi trước chương trình chiếu phim truyện, thỉnh thoảng mang đi phục vụ lưu động cho đồng bào vùng sâu vùng xa. Chính những người trong cuộc cũng vô cùng bức xúc trước thực trạng trên. Đạo diễn kiêm biên tập viên Xưởng phim Tài liệu của Hãng phim Giải Phóng Cẩm Thúy bày tỏ: “Tại các kỳ đại hội điện ảnh, chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề đầu ra cho phim tài liệu nhưng rồi tình hình vẫn như cũ, chẳng thấy ai quan tâm”.
Mới đây, đã có vài tín hiệu vui khi một số phim dự LHP VN lần thứ 14 như H’Nơn, Thời chiến họ còn rất trẻ, Bà tôi của Hãng phim Giải Phóng đã được Đài Truyền hình TPHCM (HTV) đặt mua. Ngoài ra, Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu cũng đang có chương trình hợp tác với HTV gửi phim tài liệu phát sóng. Đây là một khởi đầu tốt đẹp cho những người làm phim tài liệu. Chủ nhiệm Xưởng phim Tài liệu Hãng phim Giải Phóng Đặng Trần Phương cho biết: “Đối với những phim hay, đoạt giải, nếu đài truyền hình đặt mua, chúng tôi sẵn sàng nhượng lại với giá chỉ bằng 1/10 chi phí làm phim”. Nhưng để các đài truyền hình mua phim tài liệu của các hãng, trước hết phim phải có chất lượng cao, hấp dẫn đông đảo người xem.