
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationCác nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra rằng các giảng viên có nghiên cứu sẽ có phương pháp giảng dạy khoa học, kiến thức truyền thụ cho sinh viên tiến bộ và vượt bậc hơn so với giảng viên chỉ đi dạy suông, góp phần cải thiện và thay đổi đáng kể chất lượng giáo dục.
Theo Báo cáo Giám sát Giáo dục ĐH của Quốc hội năm 2013, mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 600 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế, trong khi hiện nay có gần 10.500 GS, PGS và 26.000 TS. Nguyên nhân nào khiến số lượng bài báo khoa học quốc tế khiêm tốn như vậy?
- Theo tôi, số bài báo ít và chất lượng thấp liên quan đến 3 yếu tố chính: môi trường NCKH, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và các nhà khoa học.
Ở Việt Nam, môi trường NCKH bao gồm các chính sách, các thủ tục hành chính, cơ chế xét chọn, quản lý đề tài NCKH... chưa thông thoáng, rất nặng nề về thủ tục giấy tờ. Tiền lương của các nhà nghiên cứu, kinh phí thực hiện NCKH quá thấp. Việc xét duyệt và quyết toán một đề tài NCKH đòi hỏi quá nhiều giấy tờ rắc rối có thể làm nản lòng những nhà khoa học kiên nhẫn nhất. Nhiều nơi vẫn còn phổ biến tình trạng can thiệp của các nhà quản lý, có chức vụ trong việc xét chọn đề tài khoa học, dẫn đến tình trạng bóp méo các tiêu chuẩn khoa học thông thường để đánh giá một công trình NCKH.
Nhiều phòng thí nghiệm ở các trường ĐH, viện nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam chủ yếu để phục vụ giảng dạy và thực hiện các nghiên cứu đơn giản nên các nhà khoa học không thể thực hiện các nghiên cứu đột phá, tầm cỡ. Kết quả nghiên cứu vì thế rất khó được nhận đăng ở các tạp chí quốc tế uy tín.
Ngoài ra, chúng ta thiếu một đội ngũ các nhà khoa học trưởng thành, xuất sắc, có đủ trình độ để thực hiện các nghiên cứu độc lập do thiếu thời gian tôi luyện cần thiết trong môi trường NCKH có chuẩn mực quốc tế. Nhiều nhà khoa học sau khi có học vị TS hoặc được phong hàm PGS, GS rồi thôi không nghiên cứu nữa...
Trong số 30 công trình công bố quốc tế, phần lớn PGS thực hiện khi còn làm việc tại Pháp, Mỹ và Đài Loan. Sau khi về nước và làm việc trong môi trường nghiên cứu tại Việt Nam, PGS có thực hiện được các bài báo khoa học quốc tế không, quá trình thực hiện như thế nào?
- Sau khi về nước năm 2009 đến nay, tôi tiếp tục nghiên cứu và công bố thêm 7 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế, trong đó một số công trình được Quỹ Nghiên cứu khoa học NAFOSTED tài trợ. Nhưng tôi phải thừa nhận việc nghiên cứu chậm lại rất nhiều so với khi tôi đang ở nước ngoài.
Hiện Quỹ NAFOSTED hỗ trợ khoảng 250 triệu đồng/bài báo khoa học quốc tế. Trong khi trung bình mỗi công trình về vật lý thiên văn mà tôi thực hiện, chi phí cho dữ liệu quan sát khoa học đã hết 200.000 USD. Tôi và các nhà nghiên cứu khác muốn có sản phẩm đăng trên các tạp chí quốc tế hàng đầu phải hợp tác với các viện, trung tâm nghiên cứu nước ngoài để có thêm chi phí.
Quá trình thực hiện một công trình nghiên cứu phải trải qua nhiều giai đoạn sàng lọc, cạnh tranh rất khắc nghiệt, tốn kém và mất nhiều thời gian. Ví dụ, dự án nghiên cứu sao lùn nâu năm 2012 của tôi gửi lên Hiệp hội Kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới ALMA và phải trải qua vòng phản biện độc lập của 78 chuyên gia về mặt khoa học và kỹ thuật, chỉ 10% trên tổng số 1.133 dự án đề nghị trên toàn thế giới được chấp thuận. Sau đó, khoảng 6 tháng mới được quan sát và có số liệu, nếu phân tích có kết quả tốt, lúc đó tôi mới viết bài gửi đăng. Trước khi đăng phải qua vòng phản biện của tạp chí mất từ 2 tháng đến 1 năm nữa. Vì thế, không có tinh thần đam mê khoa học thì không thể vượt qua được.
Vậy theo PGS, làm sao để “nuôi dưỡng” tinh thần đam mê khoa học trong điều kiện hiện nay?