
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationCho đến nay, Pyotr Ilyich Tchaikovsky vẫn là một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất thế giới có tác phẩm được trình diễn nhiều nhất ở các thể loại sân khấu, thính phòng, balê opera. Tháng 2 năm nay, Đài BBC sẽ cho ra mắt bộ phim tài liệu 4 phần của đạo diễn Charles Hazlewood - một nhà chỉ huy dàn nhạc tài ba. Ông muốn tái hiện cuộc đời của nhà soạn nhạc có những tác phẩm “mang sức mạnh bản năng và mãnh liệt nhưng đượm vẻ ngọt ngào mê hồn ”. Những tác phẩm âm nhạc Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Giao hưởng đã trở thành bất hủ cùng với tên tuổi của ông.
Hazlewood làm phim nhằm đả phá quan điểm của một số nhà phê bình âm nhạc thời Hậu Thế chiến thứ II, đã coi âm nhạc của Tchaikovsky chỉ là “ một thứ xirô dính nhoét”. Thậm chí, nhà phê bình âm nhạc Harold C Schonberg từng viết trên tờ New York Times: “ Âm nhạc của Tchaikovsky tuy được khán giả yêu mến nhưng lại bị những người sành sỏi và các nhạc sĩ coi chẳng ra gì, giống như chiếc máy biết than khóc mà thôi”.
Bộ phim tái hiện lại những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của Tchaikovsky và đi sâu tìm hiểu về cái chết bí ẩn của ông. Kể từ khi Tchaikovsky qua đời, qua hàng thập kỷ tranh luận, chưa có học giả nào dám khẳng định về nguyên nhân thật gây ra cái chết của ông. Đạo diễn Hazlewood phát biểu:” Chúng tôi đã cố không bỏ qua chi tiết đắt giá nào. Theo tôi, Tchaikovsky không tự vẫn mà chỉ có quan hệ với một kẻ đồng tính mắc bệnh tả. Chỉ đơn giản vậy thôi!”.
Bị đầu độc hay tự sát?
Ngày 6-11-1893, khi nhà Tchaikovsky qua đời, các bác sĩ tại St. Petersburg đều cho rằng ông chết do bệnh tả. Lúc đầu, các nhà viết tiểu sử cũng chấp nhận giả thiết này. Theo đó, Tchaikovsky đã vô ý uống một cốc nước không đun sôi từ nguồn nước đang bị nhiễm khuẩn. Ngay sau đó, tin đồn lan truyền không dứt, đa số cho rằng nhà soạn nhạc không chết vì tả mà vì ngộ độc chất arsenic. Có một số phỏng đoán cho rằng ông tự vẫn do phát hiện mình là người đồng giới nên sợ bị người đời chê cười.
Có người còn cho rằng ông chán đời vì không cưỡng được thói cờ bạc và rượu chè. Một số khác lại đưa ra giả thiết Tchaikovsky nhiễm bệnh do quan hệ với mại dâm nam nhưng đa số không cho rằng ông chết do mắc bệnh tả vì vào thời đó, chỉ người nghèo mới mắc bệnh này.
Ôâng Rimsky-Korsakov, bạn của nhạc sĩ Tchaikovsky, thì tỏ ra nghi ngờ về việc ông chết vì bệnh tả vì không có các biện pháp cách ly được tiến hành. Hàng ngàn người đã đến thăm ông trước khi ông trút hơi thở cuối cùng. Thi hài ông cũng không được quàn trong quan tài kẽm theo tục lệ thông thường dành cho những người chết vì bệnh tả.
Chị dâu Tchaikovsky, bà Olga Tchaikovskaya, quả quyết ông chết do bị bác sĩ Vassily Bertenson đầu độc theo chỉ thị của Nga hoàng Alexander Đệ Tam. Nhiều lời đồn đại rằng Nga hoàng đã lệnh “Tchaikovsky phải biến mất ngay” sau khi người quản gia của nhà Tchaikovky đệ trình việc con trai ông bị nhà soạn nhạc lạm dụng.
Bị đồng tính?
Năm 1980, nhà nghiên cứu âm nhạc Alexandra Orlova đưa ra giả thiết Tchaikovsky tự sát dựa theo lời kể của nhà sử học cao niên Alexander Voitov. Theo đó, Tchaikovsky là người đồng tính đã nhiều năm và ông có quan hệ với người cháu của Công tước Stenbock-Fermor. Thời đó, đồng tính ở Nga bị cấm, người nào mắc tội này phải chịu những hình phạt rất nặng như bị đày đến Siberia hay bị đánh bằng roi. Công tước Stenbock-Fermor nổi điên và đã viết một bức thư kể tội ông với Nga hoàng Đệ Tam. Bức thư được chuyển đến tay Nikolai Jakobi, công tố viên trưởng của Nghị viện Nga. Jakobi từng là bạn học của Tchaikovski tại Trường Luật ở St Petersburg nên đã nghĩ ra một cách ‘danh dự” để cứu vớt danh tiếng của trường: Buộc nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Nga lúc bấy giờ phải tự vẫn.
Giả thiết này được một số học giả chấp nhận và được đưa vào từ điển New Oxford. Tuy nhiên, qua mấy lần tái bản, cuốn từ điển này vẫn phải chua thêm dòng chữ “chưa được kiểm chứng”. Trong khi đó nhiều nhà nghiên cứu không tin vào giả thiết của Orlova. Trong cuốn Những ngày cuối cùng của Tchaikovsky: Một công trình nghiên cứu tài liệu công phu, tác giả Alexander Poznansky cho rằng Stenbock-Fermor không phải là tên của một vị công tước mà là tên gọi một Tòa án, không có người nào chuyển thư kể tội cho Nga hoàng Alexander III cả.
Về việc nhạc sĩ Tchaikovsky tự tử, để giữ uy tín cho Trường Luật, Poznansky biện bạch ngôi trường đó thật sự là nơi ăn chơi trác táng của các sinh viên nam có khuynh hướng đồng tính. Theo tác giả Poznansky, đời sống nghệ sĩ ở Nga thời đó là một chuỗi các cuộc tình đồng tính, những chai rượu sâm banh, mốt thời thượng của St Petersburg. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nga, Giáo sư Richard Taruskin bình luận: “Hiện trạng đồng tính được coi là một sự phóng đãng và bỉ ổi. Nước Nga vẫn là một xã hội phong kiến cho đến năm 1861 và “những trò đùa giỡn của qúy ông” (ý nói bệnh đồng tính) như vậy là trò chơi có từ lâu của các lãnh chúa”.
Trong các bức thư viết cho bạn bè, người thân, nhà soạn nhạc cảm thấy căm ghét bản thân vì thói đồng tính. Ông luôn lo lắng về trạng thái tâm sinh lý bất bình thường của mình hơn là lo học hành. Cuộc hôn nhân của ông với cô sinh viên Antonina Milyukova cũng chỉ là cái cớ để gạt bỏ “những niềm say mê nguy hại” và tạo sự tôn trọng giả tạo cho trạng thái này nên đã dẫn đến kết cục bi thảm cho cả hai người.