
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationTừ những năm trước 1975, ông Hiếu có cơ duyên được cầm tay một nhà văn phía bên kia dưới dạng ngôn ngữ viết. Còn tôi bây giờ có cơ duyên được hầu chuyện ông qua những e- mail cách hàng vạn dặm. Ông ở Texas (Mỹ), tôi ở Đà Nẵng (Việt Nam). Internet đã làm nên điều kỳ diệu. Trong e-mail mới nhất, ông hé lộ ý định sẽ trở về Việt Nam mà ông hằng tâm niệm “Tổ quốc thân yêu”.
“Đối với tôi, câu chuyện Nhật ký Chu Cẩm Phong đã chìm sâu trong dĩ vãng, nếu không có em báo tin là đã được in ra, phổ biến và dư luận khắp nơi yêu mến. Ký ức tôi còn ghi nhận đó là một giai đoạn chiến tranh ác liệt xảy ra trên quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng, mà chiến sĩ Chu Cẩm Phong và tôi, cùng bạn bè đồng trang lứa của cả hai, không vì thù oán, phải một mất một còn. Tôi đã thật sự tiếc thương sự hy sinh của chiến sĩ Chu Cẩm Phong khi nhận được cuốn nhật ký như một chiến lợi phẩm! Cũng may cho tôi, không phải là lính tác chiến ngoài mặt trận. Tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Quảng Đà ở Đà Nẵng, tôi theo các cuộc hành quân Vũ Ninh 1, 2, 3 như một phóng viên, trước khi được biệt phái về dạy tại Trường Nữ Trung học Hồng Đức, Đà Nẵng. Cái may là bạn tôi đã trao cho tôi cuốn nhật ký vô giá này, khi tôi chỉ có mặt ở BCH hành quân một thời gian ngắn ngủi...”.
Sau lá thư thứ nhất, tôi thường xuyên e-mail với ông Hoàng Đình Hiếu. Tôi gọi ông là thầy với đầy lòng kính trọng. Trên Internet, tôi đọc được vài bài viết của ông với văn phong giàu suy tưởng. Tôi xin phép trích đăng nhưng ông im lặng. Có lẽ, cuộc ngược về 30 năm đang làm ông suy ngẫm. Trong khi chờ đợi, tôi đọc lại những dòng e-mail: “Em đừng băn khoăn nhiều về tôi. Tôi chỉ làm được một việc nhỏ, vì xét thấy cần thiết phải bảo quản một tài liệu sống của thế hệ chúng tôi. Việc biểu dương xứng đáng xin dành cho chiến sĩ Chu Cẩm Phong...”.
Đến một hôm, bài tôi viết có liên quan đến ông được đưa lên mạng, ông e-mail tiếp:
“Em đã mạnh dạn nói về cơ duyên một tác phẩm văn học được tồn tại trong khói lửa, không phải chỉ ngoài trận địa mà cả trong hoàn cảnh Chu Cẩm Phong được bảo mật trong thành phố Đà Nẵng đầu thập niên 70. Em cho tôi là dũng cảm. Sự thật, chiến sĩ Chu Cẩm Phong mới xứng đáng nhận lấy thuộc từ ấy. Giá như Nhật ký Chu Cẩm Phong không mang tính thời đại, không chứa đựng nét tiêu biểu cho một thế hệ thanh niên, thì sự mất đi hay tồn tại cũng không tác động nhiều lắm. Em nên nhớ, phải 20 năm sau, người ta mới nhận ra Chu Cẩm Phong...”.
Tôi bâng khuâng đọc thư ông và gửi ngay câu hỏi sang Texas. Hóa ra sau thời gian ngắn được lưu dụng dạy học, tiếp tục đọc Nhật ký Chu Cẩm Phong trước học sinh như đã từng làm trước 1975, như mọi sĩ quan khác dưới chế độ cũ, ông được tập trung cải tạo. 1.942 ngày đêm “ở một chỗ không ai hay” được tính từ 16-6-1975 đến 20-10-1980. Tuy nhiên, điều đó không làm ông quá nặng lòng:
“Tôi không oán hận. Đi chung một chuyến tàu, tàu trật đường ray thì mình chung tai nạn, có thế thôi! Những gì đã trải qua, bây giờ chỉ là kỷ niệm. Người Mỹ có hội chứng Việt Nam? Cái đó là của người Mỹ! Giữa người Việt nói chung, chẳng có một hình thái mặc cảm ghê gớm nào. Đối với Chu Cẩm Phong, chúng ta chứng kiến một sự thật, xúc động trước một hy sinh, ám ảnh trước một nghiệt ngã của số phận. Tôi có cái may mắn chia sẻ với đồng đội Chu Cẩm Phong tình cảm con người, biết rõ hoàn cảnh tại sao anh phải nằm xuống trong khi đang mang hoài bão của người thanh niên trước thời cuộc (...). Tôi bắt tay với Chu Cẩm Phong qua từng trang tường thuật về cuộc đời, về con người, đơn giản, gần gũi, chân thật mà ít ai quan tâm”.
Tôi lặng đi trước những e-mail trầm tĩnh như núi sau cơn mưa. Tự đáy lòng, tôi nghĩ ông là người thầy vạn dặm của riêng mình. Qua địa chỉ một cựu nữ sinh Hồng Đức đang định cư ở California, tôi gửi đến ông Tuyển tập Chu Cẩm Phong 2005 kèm chùm thơ tình của nhà thơ Bùi Minh Quốc, người từng nhận từ tay ông tập bản thảo viết tay của Chu Cẩm Phong sau 1975. Không lâu sau, người sĩ quan cũ e- mail: “Tôi đang đọc lại Tuyển tập Chu Cẩm Phong. Cảm ơn em đã cho anh thấy nhiều hình ảnh đẹp của quê hương. Vừa rồi, nhân ngày 20-11, học sinh cũ cho biết Đà Nẵng sẽ có một con đường mang tên Chu Cẩm Phong. Cũng là điều đáng mừng và đáng ghi nhớ”.
Truyền thống ấy đang được nhân lên từ sự kiện Nhật ký Chu Cẩm Phong. Không chỉ từ một số học sinh cũ của ông ở Mỹ và Việt Nam mà mới đây giáo sư Đại học Y Hà Nội Phan Thị Phi Phi, người chị tinh thần trong Nhật ký Chu Cẩm Phong cũng e-mail mời ông Hoàng Đình Hiếu về Việt Nam trước khi quá muộn. Ông phúc đáp:
“Kính thưa giáo sư, nhận hai bức điện thư, xem ra tôi đang nợ giáo sư một món nợ khó sòng phẳng! Giáo sư đã chiếu cố và nói chuyện với một người chưa từng quen biết. Tôi nghĩ rằng chỉ do lòng cảm kích trước một sự kiện đã xảy ra trong cuộc chiến, mà dường như trong lịch sử không thiếu những câu chuyện tương tự. Tôi cảm thấy được khích lệ, từ nhiều bằng hữu, từ nhiều học trò cũ của tôi. Nay lại hân hạnh có giáo sư góp lời quan tâm, quý mến! Tưởng như thế cũng đã ấm lòng. (...). Là người ở xa, nhưng lòng vẫn hướng về quê nhà, lẽ nào tôi dễ dàng bỏ qua những cơ hội quý hiếm như vậy! Nhưng thưa giáo sư, nhận một món nợ chưa trả có nghĩa là tự động dặn mình đừng quên món nợ ấy. Vậy thì, với tất cả sự quý mến của bằng hữu, của các em học sinh cũ, và hơn ai hết của chính giáo sư, cho tôi được đáp lại bằng tấm lòng biết ơn và cảm mến. Khi tin nhau, sự chân thành không có ngôn từ để diễn tả đầy đủ. Tôi ao ước có ngày trở lại quê hương trong tình nghĩa bằng hữu chân thành, tin cậy và chia sẻ...”.
Với ông, Việt Nam vẫn là Tổ quốc thân yêu. Hy vọng, một ngày không xa, giáo sư Phan Thị Phi Phi cũng như tôi sẽ được cầm tay ông sau những e-mail cách nửa vòng trái đất.