
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationSố tôi lận đận từ nhỏ
. Xin phép được gọi Mạc Can là chú. Thưa chú, tại sao chú lại lấy bút danh là Mạc Can?
- Mẹ tôi họ Mạc, còn chữ “Can” xuất phát từ chữ “Cang” là tên cúng cơm của tôi. Lê Trung Cang. Thấy chữ “Cang” dài quá nên tôi cố tình bớt chữ “g” để khi người ta gọi tên tôi đỡ cảm thấy... mỏi miệng.
. Thế nhưng biệt danh “người không ngủ” hay “người mất ngủ” lại không hề “gọn” chút nào?
- Từ nhỏ ở trong gánh hát, tôi đã quen nếp sống, sinh hoạt về đêm. Cứ tầm chiều, gánh hát khua chiêng dậy trống, báo hiệu cho dân làng biết đêm nay có đám diễn. Mà dân làng xem hát muộn lắm, đến 9, 10 giờ xong việc nhà họ mới đốt đuốc rủ nhau đi. Đến trễ nên diễn trễ, khoảng 1, 2 giờ đêm mới vãn hết.
Cả đoàn đều mệt nhưng đã thành lệ nên không ai ngủ được. Mọi người ngồi lại uống cà phê, truyện trò tới sáng mới mò tìm chỗ ngả mình. Vì vậy, chiếc đồng hồ sinh học của tôi có khác với mọi người: Ban đêm thức trắng, ban ngày mệt thì ngồi lim dim chút chứ không buồn ngủ.
Câu “thức lâu mới biết đêm dài” chỉ đúng với những người ít thức, còn với tôi, tôi vẫn cảm thấy thiếu thời gian. Ngồi viết chưa được bao nhiêu thì trời sáng. Có lẽ rạng sáng là thời khắc thú vị nhất trong ngày. Đường phố vắng hoe, không gian bình yên không một bóng người, thậm chí không một tiếng động, chỉ có mình tôi đối diện với thời gian.
. Trong cuốn “Tạp bút Mạc Can”, chú tâm sự: “Rất nhiều khi tôi và cuốn sách có những số phận lao đao, lận đận”?
- Số tôi lận đận từ nhỏ. Có người sinh ra, lớn lên và mất đi ở cùng một nơi nhưng với tôi, đó là điều quá xa xỉ. Sống trong gia đình làm nghề hát rong lênh đênh khắp lục tỉnh sông nước miền Tây, ký ức tuổi thơ tôi là một ký ức bàng bạc với cảnh vật thay đổi, vùn vụt trôi qua trước mắt. Nhất là sông. Những dòng sông không hề giống nhau. Nhiều người cứ lầm tưởng sông hiền hoà nhưng có ở với nó mới biết, khi sông giận dữ, sông dâng lên không khác gì sóng biển.
8 tuổi, tôi đã đóng vai chú hề nhỏ với chiếc mũi đỏ chót cùng cha bước ra sân khấu. Gánh hát thường dừng lại ở những thị trấn, làng xã, quận huyện ven sông. Ở đâu có đình thì diễn đình, có chợ diễn chợ. Khi cuộc chiến ngày càng khốc liệt, dữ dằn, gia đình tôi bỏ ghe chạy lên bờ, về Sài Gòn diễn ảo thuật tại các tụ điểm ca nhạc, phòng trà, hộp đêm, quán bar... kiếm sống qua ngày.
Người diễn ảo thuật vốn dĩ nghiêm trang, ăn mặc đạo mạo như bá tước, nhanh tay nhanh mắt khiến người xem phục lăn. Nhưng tôi lại làm ngược lại. Cố tình làm lộ bí mật khiến người xem cười rần rần. Tôi gọi đó là “ảo thuật bể mánh”, tự mình soạn kịch bản, không đụng hàng với ai, lúc đầu cha cùng đi với tôi, nhưng thời gian sau tôi đi diễn một mình.
Chính cuộc sống nay đây mai đó đã khiến tôi bị ám ảnh bởi cảm giác bất thường. Dù biết điều đó không tốt nhưng tôi không nghĩ khác được. Cho tới giờ tôi vẫn nhìn đời bằng ánh mắt nghi ngờ, không tài nào phân biệt được đâu là giả đâu là thật. Đôi lúc gặp những người quá tốt khiến tôi rất cảm động nhưng tiếc thay, người tốt càng ngày càng ít.
. Trong cuộc sống, lời nói tiếng cười có vẻ nhẹ nhàng nhưng đôi khi sắc nhọn, nguy hiểm hơn những mũi lao. Trải qua bao thăng trầm, chắc chú thấm thía điều này hơn ai hết?
- Đúng vậy! Lúc còn nhỏ, thiếu thốn, rách nát, người đời nhìn tôi bằng ánh mắt khinh thường. Câu nói “Xướng ca vô loài” nghe đau đớn cay đắng và đầy tủi nhục. Dần dần tôi luyện cho mình thói quen chịu đựng, coi đó là chuyện tất nhiên như trên đời cần phải có. Sau này, đang là một diễn viên bình thường, tôi viết được một số cái tương đối, nhận được nhiều lời khen. Nhưng tôi biết ở tầm tuổi này, có người chỉ mong mình chết quách cho rồi. Họ không hài lòng với sự xuất hiện của tôi, mặc dù không làm gì được.
Tuy nhiên, tôi vẫn cảm ơn cuộc đời này vì từ một người có số phận hẩm hiu, trôi sông dạt chợ, tôi đã được lên truyền hình, được nhiều người, nhiều em nhỏ yêu mến biết tới. Trong buổi giao lưu với trường PTCS Nguyễn Gia Thiều, các thầy cô, các em học sinh nói: “Dường như ông Can là người ở đây chứ không phải từ nơi nào đến”, tôi nghe mà ứa nước mắt.
Tôi là người bi quan
. Nghi ngờ là một dấu hiệu của tâm trạng bi quan. Nó có vẻ hoàn toàn trái ngược với một Mạc Can hài hước, mang nụ cười trẻ thơ?
- Tôi là một người bi quan và không hề cố ý giấu giếm điều này, nhưng người ngoài ít khi nhìn thấy. Đôi lúc có ai đó bắt gặp, họ nhận xét: Thì ra ông Mạc Can này bi quan lắm, chỉ lâu lâu ông giỡn chơi vậy thôi. Có lần ngồi trên máy bay, nhìn ra ngoài cửa kính thấy những cụm mây trắng xếp lớp, tôi tưởng tượng trước mắt là làng xóm thân quen và ao ước bước ra, nhưng sau đó chợt giật mình vì biết sẽ không thể nào quay trở lại.
Tôi sống khác thường, đi chiếc xe cũng khác thường, thời gian sống, sinh hoạt cũng khác thường nên có bao giờ tôi dám gắn bó với ai. Tôi tự nhủ: Người không bằng lòng với cuộc sống hiện tại, sống cầu bơ cầu bất, tướng tá không bằng ai như mình có lẽ phù hợp với cuộc sống cô độc hơn.
Thực sự khi đứng trước đám đông, tôi luôn bị cảm giác khó chịu, bất an vây quanh vì tất cả mọi người đều đang nhìn chăm chăm vào mình và... cười. Vài năm trở lại đây, tôi đã bớt dần chuyện đi diễn để được sống theo đúng ý nguyện. Tôi có thể ngồi hết ngày này qua ngày khác tại một nơi mà vẫn không thấy chán. Tôi biết mình có vẻ thích hợp với nghề viết văn hơn.
. Không bằng lòng với cuộc sống hiện tại thì rất khó sống. Ra ngoài đã vậy, lúc về nhà, một mình đối diện với bốn bức tường, có lẽ còn kinh khủng gấp bội?
Người sống một mình gặp nhiều thiệt thòi, khi về nhà sẽ thấy một nỗi buồn mênh mang choán ngợp. Tôi buồn vì sự vô lý của kiếp người. Tại sao tôi lại ở trên cõi đời này làm gì? Tôi đâu muốn mình sinh ra để rồi cuối cùng cũng tiêu tan mất.
Người ta hay nhắc đến tình yêu, nhưng tôi không tin. Với tôi, cuộc đời này chính là một sự vô lý. Khổ thay, chính vì tôi bi quan nên tôi viết được những điều lạc quan ít người thấy. Nó giống như một quy luật. Tận cùng con đường nào cũng có nẻo ra. Riêng bản thân tôi, tôi không muốn thoát ra, cái gì tới cuối cùng sẽ tới.
Truyện ngắn “Hè muộn” là một biểu hiện rõ nhất về cách nhìn cuộc sống của tôi, kể về cuộc sống của một đôi nam nữ. Hai người sống gần nhau từ nhỏ đến lớn, thân thiết, gắn bó, tuy nhiên chẳng bao giờ nghĩ đến tình yêu.
Khi viết xong tôi cứ nghĩ sẽ chẳng có ai in, hoặc để in được, người ta sẽ lược bớt một số đoạn. Không ngờ truyện ngắn đó lại được giữ nguyên, đăng bốn lần trên bốn tờ báo khác nhau trong cùng một tháng. Tôi mừng lắm! Có lẽ cách nhìn về người viết văn bây giờ đã thoáng hơn. Nỗi buồn bao giờ cũng hấp dẫn, cần viết đúng sẽ có người đọc.
. Chú nói “không tin vào tình yêu. Chẳng lẽ ngay cả một mối tình vắt vai” chú cũng không có?
- Tôi không tin người phụ nữ nào yêu tôi. Vì ngay đối với bản thân tôi, tôi còn không tin mình thì tôi tin ai? Hồi trẻ, tôi cũng gặp một người phụ nữ hết lòng chăm sóc tôi. Nhưng tôi không dám đáp lại tình cảm ấy vì cô là ca sĩ nổi tiếng, thời đó tôi nhìn lại gia tài chẳng có gì.
Cách đây hai năm, khi đang hì hục dọn đồ ở phía sau sân khấu, thì bỗng dưng tôi nghe có ai đó gọi: “Anh Can!... Anh Can...”. Nhìn ra, tôi thấy một cô tóc đỏ cháy, ăn mặc rất mô-đen mà không thể nhớ nổi cô ấy là ai. Sau một hồi trò chuyện mới biết cô là người phụ nữ năm xưa, giờ đang là Việt kiều về thăm quê. Cô bảo tôi: “Hồi đó em thương anh muốn chết mà anh không chịu”.
Thú thực, gặp phụ nữ lúc nào tôi cũng vui vẻ, cười đùa nhưng trong lòng sợ lắm, chẳng dám tin ai.
. Tại sao chú còn cha, còn mẹ, còn anh em nhưng lại thích cuộc sống một mình?
- Tôi thấy mình là đứa con có hiếu với cha mẹ nhưng thật tình, cha mẹ không thích tôi lắm. Một phần lỗi cũng do tôi không biết thể hiện tình cảm ấy như thế nào. Tôi không biết làm dáng, tỏ vẻ này nọ, cũng không biết la toáng lên: “Bố ơi, con thương bố quá!”. Bởi khi quý ai, tôi đều để trong lòng, chỉ mình tôi biết.
Tôi chỉ buồn vì cha mẹ sống vô tâm quá, sinh con ra cứ để mặc con lớn lên như cây cỏ chứ chưa bao giờ có suy nghĩ: Phải để thằng bé ở một nơi, cho nó được nên người.
Năm nay, cha tôi đã ngoài chín mươi, mẹ khoảng tám mấy, hiện đang sống ở Hoa Môn. Không kể những lần đóng phim, hàng tuần, khi rảnh rỗi, tôi đều về thăm cha mẹ một lần. Mới đây, không thấy tôi về, mẹ kêu anh tôi chở đi thăm. Lần đầu tiên tôi nghe mẹ nói: “Mẹ nhớ Cang quá!”. “Tôi chẳng nuôi nó ăn học, vậy mà nó học thầy học bạn, đến ngày nay cũng có nhiều người biết đến”. Có lẽ giờ đây cha mới thấy rõ tình cảm của tôi. Cha nói: “Tiếc là quá già rồi, Cang ạ!”.
Tôi đã quen với cuộc sống lang thang một mình nên cứ về nhà dăm ba bữa thấy chán lại đi. Ngẫm lại, tôi thấy mình cũng có gien giống cha, quen sống kiểu nay đây mai đó, với túi xách quàng trên vai phiêu bạt khắp nơi.
Có đi nhiều mới biết cuộc sống còn rất nhiều thứ để khám phá. Cứ mỗi lần về một xóm mới, bà con cô bác xung quanh chạy lại vây quanh thăm hỏi. Khi ra phường lấy giấy tạm trú chuyển đi, đồng chí công an khu vực lại dặn dò: “Đi chán đã đời nhớ về đây ở nhà ông ngoại!”.
Học chữ qua tiểu thuyết “Đôn Ky Hô Tê và chiếc cối xay gió”
. Trong tờ khai sơ yếu lý lịch, sau khi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, chú dùng bốn từ: Biết đọc biết viết để nói về trình độ văn hoá của mình. Chú có thể giải thích rõ hơn về chi tiết này?
- Do điều kiện cuộc sống nên tôi không được học hành đến nơi đến chốn. Nhớ có lần chiếc ghe chở gánh hát dừng lại một nơi, tôi chạy như bay đến trường làng, may mắn gặp giờ học thì đứng nép ngoài cửa tập đánh vần a, b, c, d, dù chẳng biết hình dạng con chữ ra sao.
Sau đó, tôi gặp một ông hoạ sĩ có rất nhiều sách. Ông kêu tôi tới phụ vẽ, ông dạy chữ cho. Thế là đêm đêm, hai chú cháu chong đèn ngồi học. Cuốn đầu tiên tôi học chữ là Đôn Ky Hô Tê và chiếc cối xay gió. Học chữ cái ngay trên từ và hiểu nghĩa của từ đó, câu đó luôn.
Cách học kỳ cục vậy mà cũng dần dần giúp tôi thuộc được con chữ và hiểu được phần nào nội dung cuốn tiểu thuyết. Hết "Đông Ky Sốt", tôi tiếp tục đọc Nhà thờ Đức bà Paris, Chuông nguyện hồn ai, sau đó mới phát hiện ra những mảnh giấy báo gói xôi mỗi sáng cũng là một cách để tôi tự học.
Những ngày tháng dạt về Sài Gòn, ngoài giờ đi diễn, tôi ra các hàng sách cũ đọc tới đọc lui. Thấy vậy mấy ông bán sách kêu: “Ban ngày mày tới đây bán phụ, chú cho mày đọc sách”. “Thượng vàng hạ cám”, cái gì tôi cũng đọc nên rốt cuộc đâm ra bị ngộ chữ, tâm trí mụ mẫm giống như đang ở trên mây, ngoài việc đọc sách, tôi thấy cuộc sống chẳng có gì thú vị cả. Dạo ấy, tôi đọc sách nhiều đến nỗi người ốm nhom ốm nhách, chẳng thiết ăn uống, kiếm tiền. Trải qua một thời gian dài, tôi mới tỉnh ra.
Kỷ niệm nhớ đời
- Không gia đình, không con cái, vậy mà chú lại được chọn đóng vai Tư Đèo trong bộ phim “Cải ơi” chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bộ phim kể về nỗi lòng người cha dượng, lặn lội tìm đứa con gái bị thất lạc suốt mười mấy năm trời. Với nhân vật thấm đẫm tình cha con, chú phải xoay xở như thế nào?
- Khi nhận vai diễn này, Nguyễn Ngọc Tư nhắn tin cho tôi: “Thôi chết rồi! Từ nay chú bị người ta gọi là nhà văn rồi. Khi biết truyện ngắn “Cải ơi” được dựng thành phim, con nghĩ ngay chú sẽ đóng vai Tư Đèo, không ngờ là thật”. Hoá ra, Nguyễn Ngọc Tư nhắn tin chúc mừng khi biết tin tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam đúng lúc những cảnh quay này đang bấm máy.
Tôi nghĩ mình có vốn liếng để “trị” vai diễn này bởi tôi có dáng dấp của một lão nông miền Tây cộng với cách ăn nói, phát âm tương đối phù hợp vai diễn. Về tính cách, tôi và Tư Đèo cũng có những nét cam chịu giống nhau và bị ngộ nhận nhiều thứ.
Riêng trong việc thể hiện tình cảm của cha đối với đứa con gái thì tôi tưởng tượng. Tôi hình dung trong tâm trí có một bé Cải bằng xương bằng thịt và tôi quyết phải tìm được bé Cải về. Chính vì thế mà trong phân đoạn quay cảnh ông Tư Đèo nói không giết con, cả đoàn phim đã khóc.
. Diễn viên gặp tai nạn trong phim trường không hiếm. Nhưng đối với Mạc Can, có vẻ sự cố lần này là một kỷ niệm nhớ đời?
- Trong phim có cảnh ông Tư Đèo đi ăn trộm trâu trong đêm, sau đó dẫn trâu đi trên bờ kênh lúc mặt trời lên và tắm cho trâu. Đoàn phim đã chọn địa điểm ở Bến Lức, Long An, nơi có lò mổ trâu rất lớn và chọn những con trâu tới tuổi gọi là trâu thịt. Nó biết số nó chết nên tính nó bất thường. Mình không là chủ, không hiểu được điều đó mà chỉ biết diễn.
Lúc trên bờ, tôi dẫn trâu đi rất ngon lành, nhưng đến đoạn tắm trâu dưới sông, tôi nghe nhói một cái đau lắm. Khi bước lên bờ thấy một đường xước dài, dần dần sưng múp lên. Nhưng tôi không nói gì với đoàn phim vì không muốn làm mọi người rối lên khi công việc chưa kết thúc.
Lúc về Sài Gòn, cái chân trở chứng đi cà nhắc, cà nhắc. Bà con trong xóm thấy vậy, dùng muối hột rang nóng, gói trong miếng vải, chườm chân cho đỡ sưng. Đến khi giao lưu ở trường Nguyễn Gia Thiều, thầy cô giáo hỏi thăm rồi chở vào viện chấn thương chỉnh hình khám, chụp chiếu đầy đủ. Bác sĩ nói, tôi bị trâu đá, nhưng may ở dưới sông có sình nên cú đá không mạnh, chứ nếu ở trên bờ chắc nát xương rồi. Quả là “Mạc Can điếc không sợ súng!”.
. Nếu được nói một cách ngắn gọn về bản thân và quan niệm sáng tác, chú sẽ nói gì?
- Tôi cảm ơn các độc giả và các nhà văn đã giúp tôi trong bước đường mà tôi đang tập tễnh bước vào văn học. Độc giả và khán giả thương tôi vì tôi là một diễn viên hài vui tính và người viết văn nghèo, ít chữ, cô độc. Tôi viết các câu chuyện về hoàn cảnh vui buồn chung quanh tôi. Tôi cố học hỏi và viết mới hơn nhưng không cầu kỳ khó hiểu. Dù cho câu chuyện nhỏ nhưng viết để đọc dễ hiểu là cách sáng tác của tôi.