
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationVậy là suốt gần hai thập niên, bao nhiêu biến đổi nơi con người, cuộc sống và nghệ thuật điện ảnh đã được thu nhận và chắt lọc qua đôi mắt của một người viết văn, viết báo “nghiệp dư”, như cách nói khiêm tốn của Việt Linh. Đôi mắt mở to ánh lên một nét cười trên bìa sách gợi nhớ đến tiêu đề của Liên hoan Phim thiếu nhi quốc tế Aubervilliers mà tác giả mượn làm nhan đề cho một bài viết: Đánh thức cái nhìn. Đúng như H. Matisse đã nói “đối với người nghệ sĩ thì cái nhìn là nơi bắt đầu của sự sáng tạo”.
Là người lớn, đôi khi chúng ta mở mắt mà không nhìn thấy, hay nhìn mà không thấy. Cũng có khi ta ngủ hơi bị lâu, ngủ giữa ban ngày! Ngày xưa tôi rất thích một câu nói của Dom Fragoso: “Đưa ánh sáng vào mắt nhân dân”. Nhưng khi mắt người trí thức cũng thiếu ánh sáng, thì lấy ánh sáng ở đâu mà trao truyền cho người khác? Việt Linh còn trở lại với ẩn dụ này khi chị gọi nghệ thuật của đạo diễn Cristi Puiu, người đoạt giải Un certain regard (Một cái nhìn nào đó) năm 2005, là “nghệ thuật trao cho khán giả đôi mắt” (tr. 415).
Mỗi bài viết của Việt Linh có thể là một phác thảo, một đặc tả hay một cú lia máy... nhưng liên kết lại tất cả sẽ toát lên một bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật và thời cuộc. Ranh giới giữa chuyện đời và chuyện nghề ở đây chỉ là tương đối. Vì chính chuyện đời đã cung cấp nhiều ý tưởng cho chuyện nghề và ngược lại, từ chuyện nghề đã nảy sinh bao điều nhức nhối về chuyện đời. Việt Linh thật tinh tế khi so sánh câu chuyện chị Thu Cúc ở xa với câu chuyện anh Xuân Đại ở gần. Vợ chồng chị Cúc chưa được một lần xin lỗi; còn anh Đại thì đã được xin lỗi rồi, nhưng cũng vì làm việc nghĩa hiệp mà anh phải bỏ mảnh “đất lành” này trở về quê cũ. Và khi đọc lại hai bức thư trao đổi giữa Việt Linh và một ông chủ tịch tỉnh hay nghe chị thuật lại kết thúc có hậu của câu chuyện ở Nông trường Lạc Hòa 20 năm trước, ta đâu thể nghĩ rằng mọi sự trên đời đều được thời gian giải quyết ổn thỏa.
Tôi hiểu chữ “vô ưu hóa” (tr. 263) của Việt Linh không phải theo nghĩa Phật học. Đó là thái độ “an tâm”, “bình chân như vại”, trái với nỗi thao thức thường thấy ở người cầm bút. Nó cũng trái với sứ mệnh của người trí thức là sớm nhận ra những điều bất tường của đời sống và cũng đồng thời luôn tự kiểm thảo về điều mình “mỗi lúc một hèn đi vì sự sinh tồn” (tr. 299).
Cả trong đời sống lẫn trong nghệ thuật, “chuyện người” vẫn thường dễ đánh thức nơi chúng ta những khám phá mới về “chuyện mình”. Từ xưa, người trí thức đi ra khỏi khuôn khổ của các tín điều cũng khó khăn như người nông dân vươn ra khỏi miếng ruộng lãnh canh của mình. Chỉ có thông qua sự so sánh mà nhận ra cái người giống ta và cái ta khác người. Tuy thế, cũng cần đề phòng thái độ tự ti, choáng ngợp trước những điều mới lạ nơi bốn phương trời.
Việt Linh không như vậy. Đi Đông đi Tây, nhưng chị luôn hiểu rõ những giá trị mà đất nước và nền điện ảnh non trẻ của mình đã tạo dựng, không phải để khư khư giữ lấy như một thứ vốn cố định mà để ý thức mình đang ở đâu và phải làm gì. Xem phim của các nước đang phát triển, bao giờ Việt Linh cũng tìm thấy ở đó những nguồn cảm hứng khơi gợi và kích thích cho điện ảnh nước nhà. Thì ra điện ảnh nước mình sa sút không phải chỉ vì nghèo và điện ảnh xứ người phát triển không hẳn vì họ lắm tiền nhiều của. Những nhà điện ảnh cách tân như Abbas Kiarostami không cần phải nói rằng điện ảnh là một thứ công nghiệp giải trí. Không, điện ảnh với họ chính là đòn bẩy cho sự thay đổi xã hội theo hướng nhân đạo hóa con người và hoàn cảnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Linh tỏ ra nhiều thiện cảm với những bộ phim có xu hướng tân hiện thực. Đây là xu hướng nghệ thuật thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến những con người bình thường luôn khát khao sự tôn trọng phẩm giá và công bằng xã hội. Vào giữa thế kỷ 20, khuynh hướng này từng đạt nhiều thành tựu trong điện ảnh mà tiêu biểu là tác phẩm mang phong cách bình dị, trầm tĩnh và tự nhiên của R. Rossellini. Thiết nghĩ, với những đổi mới hợp thời, xu hướng tân hiện thực vẫn có thể tìm được mảnh đất màu mỡ cho sáng tạo nghệ thuật bây giờ và ở đây, trên đất nước này.