
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationChiều chiều có một cậu học trò mình trần quần đùi, tay ôm guitar, tay đưa nôi hát ru cháu ngủ. Tiếng hát vang xa cả xóm, quen thuộc đến nỗi hôm nào cậu có việc bận, bọn trẻ con chơi trước ngõ lại cứ ngóng tai chờ.
Rèn giọng bằng tiếng ru nôi.- Quang Linh là con thứ sáu trong gia đình có bảy anh chị em. Nhà nghèo nên tất cả đều phải lao động sớm. Cậu học trò Quang Linh vừa lo chuyện học, vừa đảm trách chuyện chợ búa, cơm nước, giặt giũ cho cả nhà, chăm sóc cháu nhỏ cho chị gái đi làm, nuôi thêm một đàn heo bốn con béo tốt, vậy mà cậu vẫn luôn là học trò giỏi. Nhưng niềm vui nhất của Quang Linh hồi ấy là được cùng người anh thứ hai – Quang Sơn và người chị thứ tư – Ngọc Bích (lúc đó đã là ca sĩ ở Huế) làm thành một “ban tam ca” hòa giọng vào những lúc rảnh rỗi. Một lần, anh phụ trách Nhà Văn hóa Lao động đến nhà gọi ca sĩ Quang Sơn đến hát gấp cho một chương trình văn nghệ tại đây nhưng ca sĩ đi vắng. Người phụ trách – vốn từng nghe Quang Linh hát ru cháu – bèn nhờ Quang Linh đi thay. Tuy rất sợ vì chưa hát sân khấu bao giờ nhưng thấy anh phụ trách nài nỉ quá nên Quang Linh nhận lời, chẳng ngờ được khán giả cổ vũ nồng nhiệt. Thế nhưng, sau khi biết chuyện, cậu em bị ông anh ca sĩ cảnh cáo: “Ở nhà lo học hành đi, đừng ham hát hò mà khổ!”. Bởi vì tiền cát sê ca sĩ lúc ấy rất thấp, một buổi diễn có khi chỉ đủ ăn vài cái hột vịt lộn! Nhưng rồi có một nhóm bạn chơi nhạc chuẩn bị tham gia “Cuộc thi các ban nhạc hay” cần một giọng hát chính đến rủ Quang Linh. Kết quả là ban nhạc đó đoạt giải ban nhạc hay nhất, còn Quang Linh được các bạn khen một câu “Hát có hồn ghê hỉ!”.
Nghe lời anh chị, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Quang Linh theo học Trường Trung cấp Ngân hàng và làm việc tại Ngân hàng Công thương Huế. Và rồi tại đây, người ta tổ chức hội diễn văn nghệ phong trào, Quang Linh liền giật giải với hai ca khúc: Huế – tình yêu của tôi và Bác Hồ – một tình yêu bao la. Rồi khi, có “Cuộc thi giọng hát hay miền Trung” tổ chức tại Huế, bạn bè đồng nghiệp ở ngân hàng lại xúi giọng ca vàng của đơn vị mình đi thi, kết cuộc Quang Linh đoạt giải nhất với hai bài hát: Gửi Huế và Ngẫu hứng lý qua cầu.
Cuộc đời Quang Linh tưởng sẽ gắn bó yên ổn mãi với nghề nhân viên ngân hàng nếu như giảng viên Lô Thanh (Trường Âm nhạc Huế) không nhiệt tình giới thiệu học trò (nghiệp dư) mình đến “Nhạc hội Gala ba miền” tổ chức tại Hà Nội năm 1990. Tại đây, Quang Linh được tiếp xúc, gần gũi với nhiều ca sĩ ngôi sao thời ấy như Ái Vân, Ngọc Tân,... và nhất là được đông đảo khán giả cổ vũ. Không khí rộn ràng và những tràng pháo tay nồng nhiệt ở các đêm gala đã khiến cho Quang Linh không thể ngồi yên ở ngân hàng được nữa. Anh quyết định đi theo con đường ca sĩ chuyên nghiệp.
Ca Huế chính là nguồn sữa mẹ.- Rời Huế, Quang Linh ra Hà Nội, thuê một phòng trọ, bắt đầu cuộc hành trình mới. Anh tham gia tích cực như một thành viên của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. Nhưng TPHCM mới là nơi album giọng ca Quang Linh được tiêu thụ mạnh nhất. Những chuyến bay đi đi về về đến chóng mặt để rồi năm 1997, Quang Linh quyết định chuyển hẳn vào TPHCM sau sáu năm tạm cư ở Hà Nội.
Có thể nói Quang Linh hiện nay là ca sĩ duy nhất theo dòng nhạc âm hưởng dân ca có chương trình riêng ở các phòng trà tại TPHCM và là một trong những ca sĩ được mời hát ở hải ngoại nhiều nhất. Việt kiều ở bất cứ đâu, nghe có Quang Linh là yêu cầu được nghe dân ca. Con đường này anh đã tự vạch ra cho mình khi khoác ba lô rời Huế. Ở xa nhìn về, anh thấy khuôn mặt của quê hương rõ hơn, sáng hơn và cũng ngọt ngào hơn với vốn liếng có được từ những đêm đắm mình ở Câu lạc bộ ca Huế bên những nghệ sĩ Ái Hoa, Chiêu Dinh, Thúy Vân...
Quang Linh lấy làm tự hào vì là người “sống được đàng hoàng” bằng dòng nhạc không phải hip hop thời thượng. Với anh, đi hát trước hết là để được hát, được mang lại cảm xúc cho chính mình và hạnh phúc vì được có người nghe.
Cuộc sống khó khăn ngày xưa không cho anh dám mơ ước gì hơn ngoài một công việc ổn định, đủ ăn đủ mặc. “Nếu số phận không lái thì bây giờ có khi Quang Linh đã thành một người nấu ăn đám cưới” – anh cười nhớ lại. Bây giờ đã thành “sao”, đã mua được nhà ở TPHCM, anh vẫn sống tình cảm thủy chung như xưa với chính mình và với bạn bè, người thân. Chưa tìm được ai sẻ chia cuộc đời nên anh một mình làm tất cả mọi việc. Rời sân khấu, về nhà, anh vẫn là đứa con nhỏ của một gia đình nặng phong cách Huế: thường nhận lời răn dạy hơn là lời khen.
Tết này, lần đầu tiên sau bao năm đi hát, Quang Linh mới tự cho phép mình được nghỉ ba ngày. Anh sẽ đưa “mạ” về Huế ăn Tết, sẽ về lại căn nhà ở xóm nhỏ phường Vĩnh Lợi của ngày xưa, lại sẽ được thoải mái mặc quần đùi đi long nhong khắp xóm... Anh hí hửng khoe.