
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationBộ phim dài khoảng 45 tập, xoay quanh những nhân vật và bối cảnh ở Hà Nội khoảng nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Theo nhà văn, bộ phim cũng là một trong những hoạt động mà ông làm để hướng tới đại lễ đặc biệt này.
. Phóng viên: Thưa nhà văn Nguyễn Khắc Phục, sau 10 năm “buông bút” với kịch bản phim truyền hình, lý do nào khiến ông quay trở lại?
- Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Thực ra, lúc đầu tôi định sẽ không viết kịch bản phim để tập trung vào viết tiểu thuyết và làm một số việc. Tuy nhiên, vì Hà Nội yêu dấu không còn hình thức nào thể hiện tốt bằng kịch bản phim. Hơn nữa, bây giờ viết tiểu thuyết về Hà Nội thì công chúng ít đọc. Theo tôi, để kể cho mọi người nghe cuộc sống của người Hà Nội trong những năm tháng từ khi cách mạng Tháng Tám cho đến nay, thể hiện dưới hình thức một cuốn tiểu thuyết bằng hình ảnh là thích hợp và sinh động nhất.
. Trong số các kịch bản trước đây ông đã viết như: Những nẻo đường phù sa, Bình minh châu thổ, Lời thề đất mũi, Những đứa con thành phố... tất cả đều có đề tài chung về lịch sử đấu tranh cách mạng miền Nam. Lý do để ông thay đổi “địa bàn”, quay ra làm phim về Hà Nội?
- Lúc đầu Hà Nội yêu dấu có tên là Tôi yêu Hà Nội. Đặt tên như vậy mới “đã”. Tuy nhiên, dùng chữ “tôi” có vẻ cá nhân quá nên đổi thành Hà Nội yêu dấu.
Hà Nội yêu dấu không chỉ có mơ mộng, lãng mạn với chè sen, ca trù mà Hà Nội đã trải qua tất cả những cung bậc cùng đất nước hơn 60 năm vừa rồi. Mà cũng trong thời gian đó, trên thế giới không có thủ đô nào trải qua đầy đủ các tình huống như Hà Nội. Rồi khởi đầu hai cuộc kháng chiến, lại trực tiếp hứng chịu B52. Trên thế giới này chưa có thủ đô nào mà hứng chịu những trận bom rải thảm kéo dài hằng tháng trời, liên tục. Một Hà Nội linh thiêng, hào hùng như thế nhưng các bạn trẻ ngày nay chưa cảm nhận thấm thía hết được. Hơn nữa, bây giờ Hà Nội đã được mở rộng, không khí này càng bị pha loãng. Thế lại càng cần phải kể cho các bạn trẻ nghe.
. Những phim hướng về đại lễ “1.000 năm Thăng Long – Hà Nội” như Thái tổ Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ cho đến lúc này tính khả thi vẫn còn rất mập mờ. Thế còn Hà Nội yêu dấu thì sao, thưa ông?
- Chắc chắn làm phim đề tài hiện đại sẽ thuận lợi hơn, xây dựng phim cũng sẽ đơn giản hơn. Hơn nữa, phương tiện, thời gian, kinh phí không đòi hỏi lớn như các phim kia. Theo tôi, dù là phim gì đi chăng nữa cũng chỉ hay được khi hội đủ các yếu tố: tài năng, tâm huyết, phương tiện (bao gồm các điều kiện để thực hiện bộ phim đó). Thiếu một trong ba yếu tố này sẽ không thành cái gì cả.
. Có thông tin cho rằng ông sẽ trực tiếp tham gia quá trình sản xuất phim. Ông có thể cho biết sự trực tiếp ở đây là như thế nào?
- Tôi trực tiếp tham gia không có nghĩa là tôi sẽ làm quá giới hạn của người viết kịch bản. Thông thường khi kịch bản hoàn thành, người biên kịch không còn vai trò gì nữa. Lần này khác, tôi sẽ dành thời gian phân tích tác phẩm cho diễn viên và ê-kíp làm phim, làm đến nơi đến chốn việc này sẽ biến cả tập thể cùng hướng về một đích nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo. Và biết đâu sẽ tránh được tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.
Nhưng quan trọng hơn cả là truyền cảm hứng cho diễn viên về “tình yêu Hà Nội”. Tất nhiên, tôi không áp đặt vì mỗi người có một kiểu yêu khác nhau. Một người 60 tuổi yêu Hà Nội khác một người 20 tuổi...
. Lâu nay có nhiều tác giả không đồng tình xung quanh vấn đề biến dạng của kịch bản khi đến tay đạo diễn. Ông có nghĩ rằng để tránh “rủi ro”, sơ sẩy phát sinh do đặc trưng của điện ảnh thì tác giả kịch bản nên tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất phim?
- Theo tôi, phim thực chất là tác phẩm của đạo diễn. Nhưng đạo diễn chỉ có thể làm được phim trên cơ sở một kịch bản nào đó. Hãy coi kịch bản đó như là bản thiết kế. Trong quá trình thi công, đạo diễn thấy cần phải thay đổi, điều chỉnh là tùy thuộc vào tài năng và phong cách của đạo diễn. Bởi vậy, các nhà biên kịch không nên than vãn. Có trường hợp, anh phải thành thật với mình khi thấy kịch bản của mình vốn tầm thường nhưng nhờ đạo diễn “cao tay” mà phim sẽ hay hơn. Và anh cũng phải chấp nhận khi kịch bản của anh có nhiều ý tưởng hay, độc đáo nhưng rơi vào tay một đạo diễn tầm thường thì nó tụt xuống. Đó là điều đương nhiên. Bởi thế, việc hợp tác giữa đạo diễn và biên kịch cũng khá may rủi...
. Có người lo ngại rằng phim lấy bối cảnh là 60 năm cuối (1950 – 2010) sẽ không tái hiện hết được lịch sử cả chặng đường 1.000 năm của đất kinh đô văn vật. Ý kiến của ông thế nào?
- Tuy chỉ là 60 năm cuối của cả chặng đường, nhưng đây là quãng thời gian đầy biến động của lịch sử Thăng Long- Hà Nội và cũng đau thương, oanh liệt không kém những ngày đầu khi Thăng Long mới được khai sinh.
Ở đây, tôi chỉ làm phim về những năm cuối, không làm về những năm trước nên không thể nói là 1.000 năm. Trong 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội có nhiều đoạn, tôi chỉ chọn giai đoạn cuối của thời gian 1950 đến 2010. Hà Nội yêu dấu chỉ tái hiện không khí hiện đại. Vì thực chất phim này là phim tâm lý xã hội.