
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationĐể ca tụng sắc đẹp của Nữ hoàng Cléopâtre, đại văn hào và là triết gia người Pháp vào thế kỷ XVII Blaise Pascal đã có câu ám chỉ nổi tiếng: “Bộ mặt của thế giới chắc đã thay đổi nếu cái mũi của Cléopâtre chỉ ngắn lại một chút”. Còn đại văn hào người Anh, cũng vào thế kỷ XVII, William Shakespeare đã viết: “Tuổi tác không làm tàn úa sắc đẹp của bà, còn thời gian hình như đã ngưng đọng trước sự duyên dáng của bà”. Riêng danh họa người Ý vào thế kỷ XX Giovanni Guercino trong tác phẩm Cléopâtre, một nhân vật bi thảm của mình đã vẽ Nữ hoàng Cléopâtre đẹp tựa như một thiên thần. Sắc đẹp của Nữ hoàng Cléopâtre còn được truyền tụng đến tận thế kỷ XX đến nỗi trong các bộ phim sử thi về cuộc đời của bà, các nhà làm phim của điện ảnh Hollywood đều chọn những nữ diễn viên có sắc đẹp mê hồn để sắm vai Nữ hoàng Cléopâtre. Vào năm 1946, nữ diễn viên Vivien Leight (từng xuất hiện trong bộ phim kinh điển Cuốn theo chiều gió) đã được đạo diễn George Bernard Shaw giao đóng vai Nữ hoàng Cléopâtre trong bộ phim César và Cléopâtre. 17 năm sau, đến lượt nữ diễn viên Elisabeth Taylor lại xuất hiện trong vai Cléopâtre trong bộ phim Nữ hoàng Cléopâtre.
Vậy thì phải chăng Nữ hoàng Cléopâtre nổi tiếng nhờ vào sắc đẹp của mình? Hay sắc đẹp của bà chỉ được đời sau tô vẽ thêm khiến bà trở nên nổi tiếng? Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu trên các sử liệu như các đồng tiền cổ bằng đồng khắc hình Nữ hoàng Cléopâtre (được đúc từ năm 51 đến năm 30 trước công nguyên), các bức tượng hay tranh vẽ cũng như các truyền thuyết viết về người phụ nữ Ai Cập cổ nổi tiếng này, các nhà sử học làm việc tại Viện Bảo tàng Chicago của Mỹ và Viện Bảo tàng Hoàng gia tại thủ đô London của Anh đã đúc kết kết quả nghiên cứu của mình qua một cuốn sách có đề tựa Nữ hoàng Cléopâtre của Ai Cập: Từ lịch sử đến huyền thoại, trong đó đưa ra đánh giá: Chính trí tuệ chứ không phải là sắc đẹp đã tạo nên sự nổi tiếng của Nữ hoàng Cléopâtre. Nhà sử học người Anh Susan Walker làm việc tại Viện Bảo tàng Hoàng gia London nhận định: “Cuộc đời của Nữ hoàng Cléopâtre lấp lánh hào quang của trí thông minh và cách xử thế khôn ngoan. Chính điều này đã biến cuộc đời ngắn ngủi của bà trở thành huyền thoại”.
Thực ra Cléopâtre là tên của 7 nữ hoàng trị vì Ai Cập từ năm 41 trước công nguyên mà nổi bật nhất là Nữ hoàng Cléopâtre VII, mà người ta thường gọi là Cléopâtre. Bà sinh năm 69 trước công nguyên và lên ngôi nữ hoàng vào năm 51 trước công nguyên, lúc đó bà vừa 17 tuổi. Để tạo thanh thế, Nữ hoàng Cléopâtre đã khồng ngần ngại thay đổi hầu như toàn bộ các quan cận thần của triều đại cũ bằng những người mà bà có thể tin tưởng được vào sự trung thành của họ. Để tự mình trao đổi, trò chuyện với sứ thần nước ngoài mà không cần phiên dịch, Nữ hoàng Cléopâtre đã tự học thêm ngôn ngữ nhiều quốc gia. Sử sách còn ghi nhận bà nói thông thạo đến bốn thứ tiếng khác nhau. Nhưng bà cũng cai trị đất nước một cách chuyên quyền và thẳng thắn, biết xa lánh những kẻ nịnh bợ, trừng phạt nặng bất cứ ai, kể cả người thân có hành vi phản bội lại mình. Chỉ vài năm sau khi lên ngôi, bà đã ra lệnh hành quyết một người em trai của mình về tội phản bội. Chính vì những hành động thẳng tay này mà nhiều người cho rằng Nữ hoàng Cléopâtre là một phụ nữ hung dữ và tàn bạo, được thể hiện qua hình khắc của bà trên các đồng tiền cổ bằng đồng được tìm thấy tại thành phố Alexandria của Ai Cập vào năm 1978.
Khi tướng quân Julius César dẫn đại quân La Mã xâm chiếm Ai Cập vào năm 48 trước công nguyên, thủ thuật dùng sắc đẹp để quyến rũ viên tướng La Mã nổi tiếng này của Nữ hoàng Cléopâtre đã giúp cho thành Alexandria không lâm vào cảnh bạn lạc. Để ly gián nội bộ quân La Mã, bà đã biết dùng sắc đẹp của mình để chinh phục Marc Antony, một người bà con và cũng là tướng dưới quyền của César. Đến năm 44 trước công nguyên, sau khi César bị giết chết ngay tại Nghị viện La Mã ở Roma, Nữ hoàng Cléopâtre quyết định làm đám cưới với Marc Antony rồi xúi chồng chống lại Hoàng đế La Mã lúc đó là Octavie với ý đồ khôi phục lại độc lập cho Ai Cập. Thế nhưng, sau khi bại trận trong trận thủy chiến tại Actin vào năm 31 trước công nguyên, - Marc Antony rút lui về cố thủ tại thành Alexandria rồi tự tử vào năm 30 trước công nguyên. Để tránh trở thành tù nhân của Octavie, Nữ hoàng Cléopâtre cũng tự vẫn không lâu sau đó bằng nọc của rắn độc.
Những tình tiết lịch sử trên đã khiến nghệ sĩ tạo hình người Anh Steve Caplin tái tạo khuôn mặt của bà với nét mặt khôn lanh pha lẫn quỷ quyệt bằng máy tính rồi cho đăng tải trên nhật báo Time của Anh vào tháng 8-2001. Bức chân dung này đã gây rất nhiều tranh cãi giữa các nhà sử học về con người và gương mặt đích thực của Nữ hoàng Cléopâtre.
Sau khi chiếm được thành Alexandria, Hoàng đế Octavie đã bôi bác huyền thoại về Nữ hoàng Cléopâtre trong lòng dân chúng Ai Cập và cả người dân La Mã khi cho rằng bà là một gái điếm không hơn không kém, biết dùng sắc đẹp của mình quyến rũ đến hai viên tướng La Mã để mưu đồ quyền lợi riêng cho bản thân mình. Hoàng đế Octavie còn ra lệnh phá bỏ phần mũi trên các bức tượng mang khuôn mặt của Nữ hoàng Cléopâtre như là cách để phế bỏ sắc đẹp chết người của bà.
Trong phần cuối của cuốn sách Nữ hoàng Cléopâtre của Ai Cập: Từ lịch sử đến huyền thoại, các nhà sử học đã kết luận Nữ hoàng Cléopâtre không phải là hạng đàn bà chỉ biết dùng sắc đẹp để quyến rũ các viên tướng La Mã như trong các bộ phim của Hollywood mà là một phụ nữ thông minh xuất chúng, một chính trị gia khôn ngoan hết lòng vì dân tộc của mình.
Có thể, hơn 2.000 năm sau khi Nữ hoàng Cléopâtre qua đời, giờ đây chúng ta mới biết đâu là sự thật về con người của bà.