
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationĐêm 15-5-2007, tại Nhà hát TPHCM chương trình Những tình khúc vượt thời gian sẽ là Đêm nhạc Châu Kỳ- đó như là một sự nhìn nhận những đóng góp nhất định của ông với nền âm nhạc Việt Nam.
Càng già càng khỏe
85 tuổi, nhưng khó tìm thấy ai còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn như nhạc sĩ Châu Kỳ. Nhiều người cho rằng sở dĩ ông được như thế là do quá trình... đạp xe đạp. Từ năm 1976, Châu Kỳ vốn là “ủy viên thường trực” của... căng tin Hội Văn nghệ TPHCM (81 Trần Quốc Thảo, Q.3). Hằng ngày ông đạp xe từ Tân Quy Đông (Nhà Bè) sang đây để tìm bạn bè hàn huyên tâm sự bên những bình bia hơi. Mỗi ngày đạp xe khoảng 40 km đi, về đã làm cho ông “càng già, càng dẻo, càng dai”. Tuy thế, ông cũng kịp thời lập một “kỷ lục” chẳng ai muốn: làm mất đến... 17 chiếc xe đạp - chỉ vì “vui với anh em quá!”.
Khoảng 5 năm trở lại đây, ông không còn ở Tân Quy Đông nữa mà “phiêu dạt” theo con cái, hết ở Bình Chiểu (Thủ Đức) lại về tận Phước Bình (Q.9). Càng ngày càng... xa cái căng tin quen thuộc. Không còn sức đi xe đạp nữa nhưng dăm bữa lại thấy ông đi Honda ôm đến 81 Trần Quốc Thảo uống bia (ông bao bia cho cả tài xế xe ôm uống, nhưng phải chừa... tỉnh để còn chở ông về nhà). Châu Kỳ là thế, luôn nở nụ cười hiền hậu, sống chan hòa với mọi người.
Ca khúc đầu tay ra đời sau cái chết của mẹ
Cha ông là Châu Huy Hà - một nghệ nhân ca Huế, chị ruột là Châu Thị Minh, được coi là nữ minh tinh của miền Trung (trong Ngũ nữ minh tinh, miền Nam có Phùng Há, Năm Phỉ; miền Bắc có Ái Liên, Bích Hợp). Lúc còn học ở Lycée Khải Định, Châu Kỳ được học nhạc với sư huynh Pière Thiều- một nhạc sư đại tài, sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ Tây phương cũng như rất giỏi về nhạc lý và sáng tác. Ông thầy này còn dạy cho Châu Kỳ kỹ thuật hát. Hồi đó bài hát Việt có rất ít và không mấy phổ biến nên Châu Kỳ thường bắt chước Tino Rossi (danh ca Pháp hát được 300 bài hát quốc tế), ông hát hay đến độ bạn bè gọi ông là “Deuxième Tino Rossi”. Sẵn dịp bà chị Châu Thị Minh lập đoàn ca kịch Huế bảng hiệu Hồng Thu, ông đến hát giúp chị, hiệu quả đến nỗi bà chị năn nỉ cậu em... bỏ học để chuyên nghiệp cầm ca (và để có thu nhập giúp đỡ cha mẹ già). “Nghiệp” nghệ sĩ khoác lên mình Châu Kỳ từ đó.
Khoảng năm 1942, Đoàn Ca kịch Hồng Thu lưu diễn sang Lào: Savanakhet rồi Thakhet. Ở Thakhet, Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt khi đang diễn vở kịch Hồn lao động (cùng với Trần Văn Lang, Châu Thành và nữ nghệ sĩ Mộng Điệp) và đưa lên Ba Vì giam giữ.
Rời nhà giam, về tới Huế, Châu Kỳ bàng hoàng nghe tin mẹ bị chết đuối trong một cơn lũ. Những buổi chiều bên dòng Hương Giang ngổn ngang tâm sự, Châu Kỳ đã viết ca khúc đầu tay Trở về (1943): “Về đây nhìn mây nước bơ vơ. Về đây nhìn cây lá xác xơ. Về đây mong tìm bóng chiều mơ. Mong tìm mái tranh chờ. Mong tìm thấy người xưa...”. Nhạc phẩm Trở về đã gây một tiếng vang trong giới tân nhạc và để lại trong lòng người nghe nhiều cảm xúc. Tuy được viết với cung Ré trưởng nhưng buồn man mác, càng nghe càng thấm thía...
![]() |
Nhạc sĩ Châu Kỳ thời trai trẻ |
Tình yêu làm nên ca khúc
Châu Kỳ là một nghệ sĩ tài hoa cho nên cũng vướng nợ “đa tình”: Những cô gái Lào dọc đường lưu diễn, bà đầm lai - vợ một viên trung úy người Pháp ở Ba Vì, nàng tiểu thư con quan thượng thư triều đình Huế (là nhân vật chính trong ca khúc Giọt lệ đài trang của Châu Kỳ), cô nữ sinh Đoàn Thị S. ở Nha Trang đã phải vì tình mà quyên sinh bởi bố nàng ngăn cấm (nhạc sĩ viết Nha Trang hoài nhớ để tưởng niệm mối tình này). Và có lẽ nỗi đau hằn sâu nhất trong trái tim Châu Kỳ là cuộc hôn nhân tan vỡ chỉ sau 6 năm chung sống với một nữ ca sĩ từng vang bóng một thời (người này hiện vẫn còn sống ở TPHCM) đã khiến nhạc sĩ trút tâm sự vào các nhạc phẩm: Từ giã kinh thành, Mưa rơi (lời Ưng Lang), Tôi viết nhạc buồn, Xin làm người tình cô đơn, Khúc ly ca, Được tin em lấy chồng, Tiếng ca đó về đâu?...
Có một người con gái Sài Gòn đã làm ấm lại trái tim chàng nghệ sĩ: cô Kha Thị Đàng. Năm 1955, hôn lễ của họ được cử hành tại tửu lầu Trương Ký (Chợ Lớn) với sự tham dự đông đảo nghệ sĩ. Vợ chồng nhạc sĩ Châu Kỳ có 4 người con (3 trai, 1 gái đều đã lập gia đình).
Chẳng biết năm nay (Đinh Hợi-2007) có là năm sinh “quý tử” thật không mà các cặp vợ chồng trẻ đua nhau lên kế hoạch đẻ con tuổi “heo vàng”? Nhưng với một nhạc sĩ già sinh năm Quý Hợi “đàng hoàng” (1923) như Châu Kỳ thì đến cuối đời, qua bao chuyển biến thăng trầm, ông có thể nở một nụ cười mãn nguyện.