
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Việt Nam đạt dân số 100 triệu người và là quốc gia duy nhất trên thế giới đặt mục tiêu giữ vững tỉ suất sinh thay thế, bảo đảm cơ cấu dân số vàng suốt 30 năm.
Thành tựu chưa từng có!
Năm 1960, tỉ suất sinh của Việt Nam là 6,4; năm 1990 giảm còn 3,6; năm 1999 là 2,18 và năm 2000 là 2,11. Đến năm 2005 là 2,11; năm 2010 là 2; năm 2015 là 2,1 và năm 2021 là 2,11. Như vậy suốt 22 năm, từ 2000 đến 2021, tỉ suất sinh của Việt Nam rất ổn định, thấp nhất là 1,99 vào năm 2011; cao nhất là 2,28 năm 2002; bình quân 22 năm là 2,098.
Với kết quả này, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới (trong số tất cả các nước có dân số từ 500.000 người trở lên) giữ được tỉ suất sinh thay thế liên tục 22 năm. Tức là 22 năm Việt Nam có cơ cấu dân số vàng. Khi chúng ta đạt dân số 100 triệu người trong bối cảnh đã duy trì vững chắc tỉ suất sinh thay thế 22 năm liên tục và là nước duy nhất có chiến lược phát triển dân số 11 năm (2020-2030) với mục tiêu bảo đảm tỉ suất sinh thay thế đến năm 2030 thì đây là kết quả rất vui, rất đáng tự hào.
Nếu đạt được mục tiêu của chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 (phê duyệt theo Quyết định 1679/QĐ-TTg ngày 22-11-2019 của Thủ tướng Chính phủ) thì Việt Nam có 31 năm liên tục giữ vững tỉ suất sinh thay thế, 31 năm có cơ cấu dân số vàng. Nhờ có cơ cấu dân số vàng 22 năm qua, Việt Nam có được lợi thế lao động trẻ, với số lượng ngày càng tăng, trình độ ngày càng nâng cao. Đó cũng là một lý do quan trọng, không thể thiếu để chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 là dựa trên Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 15-10-2017 về công tác dân số trong tình hình mới. Nếu đến năm 2030, chúng ta thực hiện được các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW thì có thể coi đây là một trong những di sản có ý nghĩa nhất - 31 năm liên tục giữ vững tỉ suất sinh thay thế - 31 năm dân số vàng, để dân tộc Việt Nam có thể phát triển bền vững trong thế kỷ XXI, khi chúng ta kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cần đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và hoạch định chiến lược mới
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được là những thách thức rất lớn mà ngay từ bây giờ, Việt Nam cần định hướng chiến lược dân số năm 2031-2045 để không bị động, lúng túng, bảo đảm cho dân tộc phát triển bền vững về dân số, văn hóa và kinh tế đến năm 2100.
Trong khi 22 năm qua, cả nước bảo đảm tỉ suất sinh thay thế, là thành tựu chưa từng có của thế giới thì ở 18 tỉnh và thành phố phía Nam gồm Đông Nam Bộ và ĐBSCL, chiếm gần 35% dân số cả nước, lại không bảo đảm tỉ suất sinh thay thế một cách bền vững. Tỉ suất sinh năm 2009 của Đông Nam Bộ là 1,69 và ĐBSCL là 1,84 thì sau 12 năm, vào năm 2021, đã giảm còn 1,61 và 1,82. Khảo sát thực tế các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, 27 nước EU cho thấy khi tỉ suất sinh xuống dưới 1,8 thì sau hàng chục năm, thậm chí dự báo đến năm 2100, tức là hơn 100 năm, vẫn không thể tăng trở lại mức gần 1,8.
Trong khi đó, TP HCM là nơi có thu nhập đầu người vào loại cao nhất cả nước 30 năm qua, song tỉ suất sinh lại luôn thấp nhất cả nước. Năm 2021 tỉ suất sinh của thành phố là 1,48, thấp hơn cả Đức (1,59), Trung Quốc (1,69), Nga (1,8), Mỹ (1,78). Tình hình tỉ suất sinh dưới khá xa tỉ suất sinh thay thế ở 18 tỉnh, thành Đông và Tây Nam Bộ đã diễn ra hơn 15 năm, đặt ra câu hỏi: Trong 7 năm nữa, 18 tỉnh, thành này với hơn 35 triệu dân, có thể đạt mục tiêu chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 không?
Với thực tiễn tình hình về văn hóa, gia đình, xã hội và kinh tế như 20 năm qua, nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả có tính đột phá thì có thể dự đoán không thể đạt mục tiêu, như đã diễn ra ở tất cả các nước phát triển và trung bình trên thế giới 50 năm qua: Sau khi thoát nghèo, càng giàu lên thì tỉ suất sinh càng giảm, càng không duy trì được giống nòi.
Một câu hỏi khác là vì sao ở 18 tỉnh, thành phố phía Nam chiếm 35% dân số, đóng góp 44% GDP cả nước, là vùng công nghiệp (Đông Nam Bộ) và nông nghiệp (Tây Nam Bộ) lớn nhất cả nước, lại 15 năm liên tục không thể tự tái tạo lao động cho mình, mà phải dựa vào lao động nhập cư từ các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, đồng bằng Bắc Bộ và miền núi phía Bắc? Vì sao trong khi ở phạm vi cả nước, tỉ suất sinh ở thành thị thấp hơn tỉ suất sinh thay thế (năm 2001 là 1,86, năm 2021 là 1,64), tỉ suất sinh ở vùng nông thôn luôn cao hơn tỉ suất sinh thay thế (năm 2001 là 2,38, năm 2021 là 2,4) thì Tây Nam Bộ, chủ yếu là nông thôn, tỉ suất sinh 15 năm qua lại luôn thấp hơn tỉ suất sinh thay thế?…