
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationTừ một “thị xã dưỡng già”, Hội An bùng nổ và bây giờ đã “đỉnh đỉnh đại danh” trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như thế giới. Phố cổ chỉ rộng vài ki-lô-mét vuông với đặc trưng những ngôi nhà cổ ẩn mình trên các con phố nhỏ trầm tư, nhưng mỗi năm đón đến vài trăm ngàn lượt du khách, hầu hết khách quốc tế.
HỘI AN TRANH - ĂN - VẢI.- Cùng với lễ hội quanh năm, buôn bán ở phố cổ cũng phát đạt. Nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh. Quá nửa số hộ kinh doanh ở thị xã đổ xô về phố cổ. Toàn bộ mặt tiền phố cổ được trưng dụng buôn bán. Các mặt hàng chen nhau từ ăn uống, giải khát, lưu niệm, xa xỉ phẩm, vải vóc, cho đến xưởng chế tác, bày bán hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tranh vẽ, nhiếp ảnh... Ma-nơ-canh tràn ra vỉa hè lề đường, bảng quảng cáo phủ lấp cả những mái rêu nhà cổ. Cùng với kiến trúc đẹp nổi tiếng, phố cổ còn được hình dung là “tranh-ăn-vải” với cơ man nào là cửa hàng tranh, tiệm ăn uống, quầy bán vải. Thế là, dung nhan phố cổ nhàu nát, nét đẹp cổ kính yên bình đặc trưng Hội An lu mờ dần. Ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND thị xã, nói rằng với mặt tiền như vậy, Hội An tự che lấp, tự “giết chết” mình.
Hội An vừa ban hành quy định mới, sắp xếp lại toàn bộ các hoạt động buôn bán trong phố cổ. Bức họa “tranh-ăn-vải” pha chút hỗn tạp ấy, đang chờ ngày đăng “cáo phó”!
Thay nếp nghĩ, đổi cách làm.- Hội An vốn hình thành chính từ quá trình giao lưu buôn bán quốc tế, như một “đặc khu kinh tế mở” xứ Đàng Trong thời Chúa Nguyễn. Quá khứ đã vậy, hiện tại cũng vậy mà tương lai chẳng thể nào khác được. Bảy năm trước, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Hàng loạt quy định ngặt nghèo của chính quyền địa phương được ban ra sau đó để tồn nguyên giá trị di sản. Khổ một nỗi, bảo tồn nguyên trạng quần thể kiến trúc, di tích đô thị cổ là một chuyện, còn duy trì nếp sống thuần chất Hội An sao cho hài hòa với thời đại mới là chuyện khác. Thế nhưng, những quy định ấy lại đánh đồng cả hai. Trong vòng khoảng 7 năm ấy, Hội An ngột ngạt với chuyện nữ không được hớt tóc cho nam giới, “giới nghiêm” hàng quán lúc 23 giờ, cặp khách khác giới cùng thuê khách sạn phải trình giấy đăng ký kết hôn... Những tưởng như vậy sẽ đẩy lùi tệ nạn. Nhưng trên thực tế, chuyện ngăn sông cấm chợ đã tự đánh mất cơ hội làm giàu của người dân địa phương. Làm du lịch mà cấm các dịch vụ đi kèm là trái khoáy! Du khách đến Hội An không có chỗ xài tiền, lắm người phải chạy ra Đà Nẵng.
Phải mở cửa dịch vụ, chỉ có vấn đề là làm thế nào để quản lý tốt dịch vụ đó. Nhận thức điều này, chính quyền và nhân dân Hội An, đã lột phăng những quy định cũ, thực hiện cuộc cách mạng trong kinh doanh theo hướng vừa truyền thống vừa hiện đại. Quy định giờ “giới nghiêm” được bãi bỏ và các quán bar, nhà hàng... được xả láng thâu đêm suốt sáng, phục vụ du khách phương Tây vốn quen sinh hoạt lệch múi giờ. Hội An cũng cấp phép cho “ra ràng” karaoke, massage. Một du khách người Đan Mạch chúng tôi gặp trong quán bar Xưa & Nay lúc 1 giờ sáng dốc bầu tâm sự: “Tôi từng đến Hội An 3 năm trước. Khi ấy chúng tôi phải đi xe ôm ra khỏi Hội An mỗi tối vì nơi đây không hoan nghênh chúng tôi lúc quá nửa đêm. Thật không thể tưởng tượng được chúng tôi có thể giờ này ngồi đây nhâm nhi, đánh banh bàn, cùng Hội An “ô-vờ-nai”.
Mở để phát triển chính mình.- Ông Nguyễn Sự, Bí thư Thị ủy Hội An, khẳng định: “Người Hội An không bảo thủ!”. Nhưng điều đó không có nghĩa mở toang đô thị cổ đón bất cứ luồng gió hội nhập nào. Bạn tôi, một công dân chính hiệu Hội An, kể: “Về nghỉ Tết, tôi vừa vứt túi xách vào nhà, chào cha mẹ xong là tót ngay đến phở Luyến đường Lê Lợi, làm một tô mới chịu được”. Ông Võ Phùng, người gắn bó thâm niên với văn hóa Hội An, tâm sự: “Cà phê Chanh đường Trần Phú chỉ ghế đẩu, bàn gỗ, chẳng có tí nhạc, vậy mà cả trăm năm đón bao thế hệ người Hội An trầm tưởng...”. Nhiều người Hội An đi xa vẫn không quên được mùi cao lầu ông Cảnh đường Trần Phú, cơm gà bà Bụi đường Phan Châu Trinh... Những hiệu buôn vang bóng một thời như Diệp Đồng Nguyên đường Nguyễn Thái Học với bảng hiệu dầu lửa “con sò” (Shell) của Hà Lan trên chái nhà cổ, rồi hiệu ảnh Vĩnh Tân, Huỳnh Sò, Huỳnh Sau từng ghi dấu Hội An hồi đầu thế kỷ 20, góp phần làm nên một “Hội An buôn bán”. Những cái tên ấy đã đi vào tiềm thức người Hội An bao thế hệ.
Nhưng giá trị văn hóa ấy, nếu mở toang cửa thì dễ bị đánh cắp, mất tuổi mất tên. Rồi cư dân sẽ bỏ hết nghề cũ để theo nghề mới, kiếm tiền nhiều hơn. Quy luật ấy khó tránh khỏi, thế nên dân Hội An giờ đây vừa mở cửa, vừa trông nhà. Hòa theo làn sóng hội nhập, nhưng cái nếp nghĩ bảo tồn cái xưa, cái cổ, cái hồn Hội An vẫn lưu cữu.