
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationHỌA SĨ ORALLY
Tháng 10-2010, bức tranh “Bước ngoặt” đã khiến ban giám khảo một cuộc thi hội họa do Chính phủ Đức phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam tổ chức với tranh luận sôi nổi và cuối cùng quyết định trao giải nhất. Kể từ đó, tác giả của bức tranh trở thành một điểm chú ý của một số nhà kinh doanh hội họa nước ngoài. Họ không bình luận ồn ào mà âm thầm mua tranh của anh theo kiểu mua để làm từ thiện, với những mức giá hầu như không đáng kể. Mang ra nước ngoài, trong các gallery, những bức tranh này được cố ý để lẫn vào những tác phẩm của các danh hoạ với lời chú thích “orally” (vẽ bằng miệng). Tên tác giả được ghi là “Tam”. Giá bán ra của những bức orally vừa đủ làm những nhà sưu tầm tranh máu nóng phải băn khoăn trước khi mở túi tiền.
Mới đây, một nhà kinh doanh hội họa Mỹ gốc Việt có tiếng ở Mỹ về nước chuẩn bị ăn Tết đã tiết lộ, có một bức tranh của Tam đã đi vòng từ Pháp sang Úc rồi vào một gallery của Mỹ, được treo giá 7.000 USD. Anh chưa kịp mua thì đã bị một người Ý hớt tay trên. Khi về Việt Nam, anh lân la hỏi thăm người quen để dò tìm họa sĩ tên Tam. Điểm kết thúc của cuộc tìm kiếm là một phòng vẽ tranh của người khuyết tật nằm trong một con hẻm. Tuy là hẻm nhưng lại mang tên “đường số 1” ở Bình Hưng Hòa A, Bình Chánh - TPHCM. Gặp được người họa sĩ tên Tam, tay săn tranh vừa vui mừng lẫn thất vọng. Anh vui mừng vì có cơ may mua được những bức tranh gốc của Tam nhưng thất vọng vì Tam vẽ chưa nhiều, chưa có mấy bức tranh ưng ý. Dù vậy, anh vẫn chờ đợi, “rình rập” những bức tranh sắp ra đời của Tam. Tam là ai?
Một đêm của năm 2001, trên đường đi làm thuê về, anh bị tông xe bất tỉnh. Cho đến tận bây giờ, anh vẫn không biết điều gì đã xảy ra trong vụ tai nạn đó. Sau 1 tuần mê man, khi anh dậy, điều anh biết duy nhất là mình đang nằm trong bệnh viện và đã vĩnh viễn là người tàn phế. Cột sống bị vỡ khiến cơ thể anh từ cổ trở xuống chân không còn cảm giác. Anh bị liệt toàn thân. Điều cay nghiệt là cái đầu anh vẫn tỉnh táo, để nhận ra tất cả đều rất thật chứ không phải trong mơ. Cơ thể chỉ là một đống thịt thừa vô dụng. Đầu anh muốn vỡ tung. Anh ước được chết để nỗi đau chết theo nhưng không thể. Anh nằm bất toại suốt 1 năm trời cô đơn tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Bệnh viện thấy anh không thân nhân nên miễn toàn bộ chi phí điều trị.
Năm 2003, bệnh viện gửi anh vào Trung tâm Chắp cánh của Nhà May mắn do nhà từ thiện Thụy Sĩ tên Tim thành lập. Ở đây, anh được chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị vật lý trị liệu cùng với nhiều người cùng cảnh ngộ. Nhờ được chăm sóc tốt, dần dà bàn tay phải của anh cử động được chút ít. Từ một nguồn từ thiện, anh có được chiếc xe lăn vận hành bằng pin và chỉ cần 1 ngón tay điều khiển. Anh bắt đầu biết khát khao sống kể từ ngày “đi lại” được trên chiếc xe lăn “Ai cũng phải làm việc gì đó để khẳng định mình vẫn tồn tại trên thế gian này. Còn mình thì sao?”. Ngoài ngón tay, anh còn cử động được cái đầu. Anh học vẽ.
Anh tập cầm cọ vẽ bằng miệng. Những ngày tập “cầm” cọ, đôi hàm răng cửa anh ê buốt và môi bỏng rát nhưng nét vẽ chẳng ra thứ gì cả. Nhiều lúc thất vọng, anh toan bỏ cuộc nhưng khao khát sống buộc anh quay trở lại. Bây giờ nhớ lại thời gian đó, anh nói: “Tôi không còn quyền chọn lựa nào khác. Cơ thể tôi, chỉ còn cái miệng. Tôi phải vẽ bằng miệng”.
Được thầy dạy vẽ tận tình, sau một năm anh nắm bắt được một số kiến thức cơ bản về hội họa. Anh say mê hội họa từ khi nào cũng chẳng nhớ. Anh vẽ bằng tất cả nguồn sống của mình.
Tháng 9-2008, bức “Tài nguyên và môi trường” của anh được chọn dự treo tại một cuộc triển lãm tranh người khuyết tật toàn thế giới. Tháng 10-2010, bức “Bước ngoặt” của anh đoạt giải nhất trong cuộc thi hội họa do Chính phủ Đức phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam đồng tổ chức. Từ đó, một số khách hàng từ Pháp, Mỹ, Đức, Nhật và Thụy Sĩ thường tìm đến xưởng vẽ của Nhà May mắn để thưởng lãm và mua tranh của anh.
Do vẽ bằng miệng nên tốc độ sáng tạo của anh rất chậm. Mỗi bức tranh, anh phải đầu tư ít nhất 1 tháng mới hoàn tất. Anh vừa hoàn tất bức “Tiếng vọng thâm tâm” và đang đầu tư một chùm tranh mang tên “Hoa anh đào” gồm 3 bức “Môi trường”, “Kiếp sống” và “Đêm trắng”. Anh khẳng định: “Nếu còn khao khát sống, con người sẽ sống tốt, kể cả trong hoàn cảnh cay nghiệt nhất”.
HỌA SĨ KHÔNG TAY
Ờ thành phố Cần Thơ, hầu hết những ai thích mặc áo dài đều biết đến lò vẽ của anh Trần Hùng Bảo ở số 72/14A, đường Đề Thám, quận Ninh Kiều. Anh sinh năm 1960 trong một gia đình có 9 anh chị em. Năm 1971, khi ấy mới 11 tuổi, trong lúc đứng chơi dưới lòng đường, anh bị dòng điện cao thế bắn xuống. Dòng điện đốt phỏng toàn thân anh, nhưng nặng nhất là tứ chi. Những vết phỏng sâu trên tứ chi bị hoại tử. Để cứu sống anh, các bác sĩ đã phải cưa mất 2 cánh tay và 1 chân phải của anh. Cánh tay trái cưa sát nách, tay phải cưa đến nửa cẳng tay. Một bác sĩ chuyên khoa thấy đứa trẻ bị khuyết chi vận động đã xúc động nghiên cứu thiết kế riêng cho anh chiếc chân giả và chiếc kẹp kim loại để thay bàn tay.
Sau 5 năm nghỉ học để làm quen với cuộc sống tật nguyền, năm 1976, anh trở lại trường. Những ngày đầu tiên cầm viết bằng kẹp, anh nhiều lần rơi nước mắt. Nhờ kiên trì, cuối cùng anh cũng vượt qua thử thách.
Trong Hội nghị Người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương năm 2003 tại Hà Nội, sản phẩm tranh trên áo mang thương hiệu Trần Hùng Bảo được chọn trưng bày triển lãm.
Dù đắt khách hàng, đông học trò nhưng anh không bằng lòng “đi chậm” mà thường xuyên cập nhật nghệ thuật hiện đại để không bị tụt hậu. Nhờ vậy, khách hàng gốc Việt ở nhiều quốc gia luôn xem thương hiệu Trần Hùng Bảo của anh là một “à la mốt” thời trang quý tộc.
Những người khuyết tật vẫn có thể tỏa sáng trong đời nếu biết cách đứng lên, vượt trên nỗi đau khổ. Họ biết cách biến cuộc đời mình thành câu chuyện cổ tích để đứng thẳng giữa đời. Họ đáng để những người lành lặn suy nghĩ sâu về những gãy khúc cuộc đời riêng.