
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation
Dễ gặp rắc rối nhất là những phim liên quan đến chính trị. Với bộ phim về chiến tranh Iraq, ban đầu nhà sản xuất Nicolas Chartier bị phát giác vận động hành lang trái phép bằng email, tiếp theo lại đến vụ kiện đối với nhà biên kịch Mark Boal về vấn đề ăn cắp hình ảnh nhân vật.
Cảnh trong phim "The Hurt Locker". Trường hợp của "The Hurt Locker" không phải là cá biệt trong làng điện ảnh. Ảnh: Voltage.
Bất ngờ, nhưng không bất thường. “Kiểu vận động tiêu cực này đã trở thành một truyền thống khó bỏ của giải Oscar đương đại”, Sasha Stone, blogger nổi tiếng chuyên bình luận về các giải thưởng điện ảnh, phát biểu trên trang Awards Daily. Hành động của Nicolas Chartier là sai trái, vụ việc của Mark Boal chưa ngã ngũ nhưng cũng mang tính tiêu cực. Tuy nhiên, tại sao những scandal này không xảy ra vào một thời điểm khác, mà lại chỉ vài ngày trước lễ trao giải điện ảnh quan trọng nhất trong năm. Đó mới là vấn đề.
Ngày nay, các bộ phim, hơn bao giờ hết, phụ thuộc nhiều vào các hoạt động quảng bá lăng xê để tăng cơ hội giành tượng vàng. Mạng Internet là phương thức phát tán tuyệt vời, các blogger xuất hiện nhiều như nấm sau mưa. Quá dễ dàng để viết bài hạ thấp một đối thủ nặng ký trong bảng đề cử, sau đó gửi đến nhiều người đọc để tất cả cùng biết đến thông tin đó. Một chiến thuật xấu xa và kỳ quặc, nhưng càng ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Những chiến dịch bôi nhọ ở Hollywood có một lịch sử ngắn nhưng khá sôi động. Tờ Newsweek điểm lại một số trường hợp nổi trội.
Matt Damon và Ben Affleck trong "Good Will Hunting". Ảnh: Miramax.
1998: Theo một số bài báo, Matt Damon và Ben Affleck không phải là những tác giả thực sự của kịch bản "Good Will Hunting". Có khả năng họ nhận được sự giúp đỡ từ người bạn thân Kevin Smith, hoặc có thể cả hai đã ăn cắp câu chuyện của nhà biên kịch Ted Tally, người mà Damon khăng khăng là anh chưa từng gặp mặt cho đến thời điểm xảy ra vụ việc. Sau đó, cặp diễn viên này giành được Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc.
Russell Crowe trong phim "A Beautiful Mind". Ảnh: Universal.
2002: Nhiều mũi nhọn truyền thông chĩa vào "A Beautiful Mind", bằng nhiều tít bài giật gân. Ví dụ: “Hủy bỏ cảnh quay đồng tính của Russell Crowe trong A Beautiful Mind”, (tờ Drudge Report); “Đẹp, nhưng không thật” (USA Today); “Giới phê bình cho rằng A Beautiful Mind sai trái” (Fox News); “Những người bỏ phiếu Oscar không bầu cho A Beautiful Mind”, “Nash 'Jew Bashing' rời bỏ bộ phim” (lại là Drudge Report).
Leonardo DiCaprio và Cameron Diaz trong "Gangs of New York". Ảnh: Miramax.
2003: Một bài báo ký tên Robert Wise, cựu chủ tịch Viện Hàn lâm, có nội dung ca ngợi đạo diễn Martin Scorsese của "Gangs of New York" xứng đáng giành tượng vàng. Sau đó, bài báo được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo phim của hãng Miramax. Hành động bị nhiều đối thủ đánh giá là “chơi không đẹp”. Tuy nhiên cái chính là sau đó mọi việc vỡ lở, hóa ra Robert Wise không phải là người viết bài báo đó, mà là một chuyên gia quảng cáo vô danh. Năm đó Scorsese không chiến thắng.
2004: Trong mẩu quảng cáo của hãng DreamWorks có trích lời một nhà phê bình cho rằng Shohreh Aghdashloo ("House of Sand and Fog") sẽ đoạt Oscar Diễn viên nữ phụ, chứ không phải Renée Zellweger ("Cold Mountain"). Tương tự “The Hurt Locker”, hành động này phạm luật của Viện Hàn lâm. Sau đó hãng phim này đã xin lỗi và không ai bị cấm đến lễ trao giải. Đáng chú ý, sau đó Renée Zellweger, chứ không phải Shohreh Aghdashloo, được bước lên bục vinh quang.
2005: Sau khi "Million Dollar Baby" được đề cử 7 giải Oscar, tờ New York Times dẫn lời “một số nhà hoạt động xã hội” cho rằng bộ phim gửi đến khán giả một “kiến thức sai lầm” về thương tích thần kinh của con người.
Các diễn viên nhí trong "Slumdog Millionaire". Ảnh: Pathé Pictures International.
2009: "Slumdog Millionaire" thắng lớn tại Oscar và gây xúc động hàng triệu người. Tuy nhiên, một số thông tin về thực tế làm phim đã làm giảm giá trị bộ phim. Nhiều tờ báo đưa tin các diễn viên nhí trong phim đã bị quỵt tiền và bóc lột sức lực.
Thậm chí, số tiền hai em nhỏ 8 tuổi được trả còn ít hơn thù lao của các diễn viên nhí trong một phim cùng đề tài "The Kite Runner".