
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationÔng có đông đảo khán giả quen thuộc và yêu mến. Hà Nội rộng và đông, thế mà ông đi tới đâu, người ta cũng nhận ra. Vào hiệu cà phê, cô bán hàng và khách khứa thì thầm: "Cậu Gioóc! Ông Đại Cát!". Người ta đứng dậy nhường ghế cho ông, bắt tay ông. Người ta nhìn ông rồi lại cười rúc rích với nhau. Ông đạp xe trên đường, trẻ con chỉ trỏ: "Chú Trần Tiến! Chú "Cố vấn ái tình" kìa!...". Mà phải cái tính ông hay ngượng. Khi không diễn, chỉ đến rạp xem, ông cũng phải chờ lúc tắt đèn tối om mới rờ rẫm, mon men đi vào (!)
Ông có nhiều vai diễn đến mệt nghỉ. Thế nên ông chả nhớ hết đã trải qua bao nhiêu dặm đường, từ xứ Huế với hoàng cung, lăng tẩm trầm mặc, Đà Nẵng với những ngôi nhà trắng xóa nhìn ra biển, Sài Gòn với nhiều cao ốc đồ sộ, Đà Lạt của hồ xanh và hoa mi-mô- da vàng... Ông chỉ biết, sân khấu - cũng giống như cuộc đời - phải "chơi hết mình" chứ không thể nửa vời. Bởi "năm tháng đem lại cho ta kinh nghiệm, nhưng lại làm cho ta chai sạn. Thói quen trong nghệ thuật là một kẻ thù đáng sợ, nó kéo theo sự lười biếng, già cỗi. Khi ấy, anh chỉ còn là anh thợ thủ công, mà cũng chỉ là thợ thủ công tồi" - ông từng tuyên ngôn một cách đầy hưng phấn như vậy, như thể sân khấu đã trở thành lý do tồn tại của chính ông.
“Khổ lắm, kiệt sức rồi còn đâu!”
... Ngót hai thập kỷ. Những cây bàng lá đỏ tím về mùa thu dọc con phố nhà ông. Những ngôi nhà mái nhọn nhấp nhô. Những hàng rào sắt có hoa tầm xuân, hoa ti gôn. Chuyến tàu điện leng keng mỗi sớm mai chở từ chợ Bưởi xuống Đồng Xuân những gánh rau non ướt đẫm... Tất cả những gì thân thuộc và gắn bó với cuộc đời sân khấu của ông đều không còn.
Rồi bỗng dưng đâm mất hết hưng phấn. "Khổ lắm, thời còn sung sức, đã vắt kiệt cho sân khấu rồi còn đâu!", ông lẩm bẩm. Kiệt sức rồi thì đừng ham hố. Vả lại, không có tác phẩm lớn thì đừng gắng học làm nghệ sĩ lớn? Như chợt tỉnh, ông kiên quyết chặt phăng mối lương duyên với sân khấu - với lý do tồn tại của chính cuộc đời ông. Thế là "nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé"...
"Tôi cũng muốn người ta quên hẳn thằng Trần Tiến này đi". Nhưng mà... nằm nhà cho yên thân cũng chẳng xong! Ngày nào bạn bè cũng réo rắt gọi . Thế là ngại từ chối. Thế là bù khú. Thế là "hỏng" mất rồi - ông vừa ôm ngực vừa ho sù sụ.
Cái tên quan trọng hơn tiền!
“Nhiều khi nể quá, tôi cũng đi quay phim, nhưng giữa chừng, chịu không nổi, bỏ ngang. Sau lại thấy ân hận...". Vì sao ấy à? "Vì chúng nó (tức khán giả - PV) xem mặt tao chứ xem chúng mày (tức đạo diễn - PV) à? Tao không cần tiền, nhưng program có cái tên của tao..." thì cũng phải biết "giữ giá" chứ...
Nhưng mà nằm nhà thì chả biết ông có buồn không, có tiếc không nhỉ - khi mà những người biết Trần Tiến - sân khấu (chứ không phải Trần Tiến - bố của ba chị em Lê Khanh, Lê Vân, Lê Vi) cứ thưa thớt dần. Những Nguyễn Trãi ở Đông Quan; Đảo thần Vệ nữ; Hồn Trương Ba, da hàng thịt... giờ chỉ còn là câu tụng ca cửa miệng.
Người ta đã viết bao nhiêu cuốn sách lịch sử sân khấu, ghi lại bao nhiêu tên tuổi diễn viên tài năng của mỗi thời đại. Nhưng chẳng thể làm sống lại vai diễn của họ, với những lớp diễn nồng nhiệt và say mê đã từ lâu đi vào cõi tĩnh lặng? Cuộc sống một vở diễn gói gọn trong khoảng thời gian nó diễn ra. Mỗi khoảnh khắc, mỗi phút giây qua đi, không thể nào lưu giữ lại. Vở diễn chấm dứt khi màn nhung buông xuống. Nó chỉ còn sống trong tâm trí người xem. Nhưng trí nhớ không phải là vĩnh viễn. Rồi những thế hệ người xem ấy cũng qua đi, cái đêm kịch tưng bừng náo nức với bao công phu khó nhọc cũng trôi qua... Người ta có thể quay phim một vở diễn, nhưng sân khấu đâu phải điện ảnh! Qua đi là không trở lại - có phải nỗi bất hạnh ấy cũng là sự hấp dẫn đặc biệt của sân khấu? Nó giống như bản thân cuộc sống: thời thơ ấu, tuổi trẻ, tình yêu, kỷ niệm, những ngày tháng tươi vui hay buồn bã... Tất cả qua đi, mỗi phút giây đều không giữ lại được. Có phải vì thế mà cuộc sống mất đi sự kỳ diệu? Ngược lại, chính vì vậy, nó càng trở nên quý báu...
“Đã làm hề thì đừng làm quan, đã làm quan xin chớ làm hề”
Giờ thì danh tiếng ông đã nếm. Tiền bạc ông đã có. Chỉ mỗi đường quan tước là "đì" hẳn. "Đã làm hề thì đừng làm quan, đã làm quan xin chớ làm hề" - tôi cực thích câu nói của anh Tào Mạt", tay ông mân mê cái ô tô trẻ con của thằng cháu ngoại. "10 thằng nghệ sĩ thì có 9 thằng thích làm bố thiên hạ. Vì cái bả đấy có nhiều quyền lợi. Ngay những người miệng nói không thích, tôi cứ tưởng thật, ai dè sau mới biết không phải...". "Trách nhiệm chỉ tổ làm mệt thêm. Ngay danh hiệu "nghệ sĩ nhân dân" cũng khiến tôi phiền lòng. Hồi đầu phong "nhân dân", tôi đủ phiếu nhưng chỉ được "ưu tú" thôi - mà bụng vẫn tâm phục, vì lứa ấy có ông Thế Lữ, bà Song Kim - những người đặt nền móng cho sân khấu kịch VN. Làm sao Trần Tiến dám "qua mặt", nên mãi về sau tôi mới được phong "nhân dân". Còn bây giờ thì... rồi cứ đều đặn "ưu tú" với "nhân dân" hết...".
Ông lại lụ khụ ho. Nhưng tôi biết ông vẫn chưa nguôi ngoai... Kể cũng lạ, cái người thường ngày sống trung thực, lên sân khấu đóng kịch, sẽ là diễn viên tài, còn cái người thường ngày luôn giả dối vờ vĩnh, luôn "đóng kịch" với chung quanh, khi lên sân khấu đóng kịch thật, lại chỉ là những diễn viên hạng bét.