
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
QuotationCa trù là loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của Việt Nam và nhân loại. Đó là nhận xét chung của hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo quốc tế Hát ca trù người Việt do Cục Di sản Văn hóa và Viện Âm nhạc phối hợp tổ chức đã diễn ra vào ngày 20-6 vừa qua tại Hà Nội. Không chỉ các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân trong nước mà các học giả nước ngoài như Aliénor Anisensel (Pháp), Bountheng Suoksavatd (Lào), Gisa Jahnichen (Đức), Barley Norton (Anh)..., cũng đánh giá cao giá trị của ca trù so với các loại hình nghệ thuật truyền thống trên thế giới và khả năng UNESCO sẽ sớm công nhận, tôn vinh ca trù.
Ca trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhị
Theo GS-TS Trần Văn Khê, sự độc đáo của ca trù thể hiện ở 4 điểm: là một sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc; có những nét đặc thù trong 2 lĩnh vực thanh nhạc và khí nhạc không tìm thấy trong các bộ môn âm nhạc khác; dùng ít nhân lực mà hiệu quả biểu diễn và nghệ thuật rất cao; đặc biệt, ca trù có nguồn gốc Việt chứ không du nhập từ nước ngoài, có tổ chức giáo phường, có quy chế đào tạo đào nương. “Thính giả có thể nghe hằng giờ, hằng đêm, có khi ngày này qua ngày khác mà không ngán. Người biết nghe sẽ cảm nhận được văn chương bóng bẩy của câu thơ, thang âm điệu thức dồi dào của giai điệu, tiết tấu rộn ràng của tay phách, chữ đàn gân guốc bay bướm của anh kép, không khí nghiêm trang hay rộn rã của buổi trình diễn, trong đó thơ và nhạc quyện vào nhau như bóng với hình. Một loại hình âm nhạc có bề dày lịch sử, chiều sâu nghệ thuật, rất xứng đáng được UNESCO xem xét hồ sơ”.
Bảo tồn ca trù: “Hành lộ nan!”
Là một loại hình nghệ thuật độc đáo, song, cũng giống nhiều môn nghệ thuật dân tộc khác, công tác bảo tồn ca trù đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, đó là sự vắng bóng ngày một nhiều nghệ nhân điêu luyện. Trong các chuyến điền dã tại khắp 55 xã, 47 huyện thuộc 15 tỉnh, thành, những người chịu trách nhiệm trong việc lập hồ sơ đề cử ca trù là Di sản văn hóa thế giới chỉ tìm được 17 nghệ nhân có khả năng biểu diễn chuyên nghiệp và hiểu biết sâu sắc về ca trù. Nhưng điều đáng nói là các cụ đều ở tuổi gần đất xa trời: cụ Khôi ở Yên Nghĩa, Hà Tây đã 90 tuổi; cụ Đỗ Thị Dị ở Đông Mật, Vĩnh Phúc đã 96 tuổi; cụ Phan Thị Mơn ở Cổ Đạm, Hà Tĩnh cũng bước qua tuổi 80... Trong khi đó, chúng ta lại bị hụt hẫng về thế hệ kế cận.
Ca trù là môn nghệ thuật có nhiều quy cách, lề lối phức tạp, đòi hỏi người chơi phải rèn luyện công phu – đào nương không những phải luyện được giọng hát “nảy hạt” sao cho tròn vành, rõ chữ mà còn phải biết gõ phách và có kiến thức nhất định về Hán Nôm. Xưa, để trở thành một đào nương, người hát ca trù phải học ít nhất là 5 năm. Ngày nay, mấy ai dám bỏ chừng ấy thời gian và biết bao công sức để đeo đuổi, gìn giữ một môn nghệ thuật mà chỗ đứng của nó trong cuộc sống đã trở nên bấp bênh? Những ca nương trẻ đạt được độ “chín” về nghề hiện nay không nhiều, có thể đếm được trên đầu ngón tay: Thúy Hòa (Hà Nội), Đoàn Thị Chinh (Hải Dương), Nguyễn Thị Hiền (Hà Tĩnh)...
Thiếu người biết thưởng thức ca trù
Một khía cạnh khác có liên quan mật thiết tới nghệ thuật ca trù không thể không đề cập tới, đó là người thưởng thức. Muốn thưởng thức ca trù thì phải học, hoặc chí ít cũng phải được tiếp xúc trong các môi trường diễn xướng của nó. Khán giả phải được nghe cái thật, cái đúng, cái hay, lâu dần thính giác tinh nhạy, thẩm định đúng. Đó là chưa kể đến yếu tố quan trọng khác là phải biết cảm thụ văn chương. Nếu người thưởng thức biết nghe, đào nương không thể hát sai lạc, tự khắc phải dụng công luyện tập. Nhưng trong tình trạng người thưởng thức ca trù ngày một thưa vắng như hiện nay, người hát cũng thêm mai một dần là điều dễ hiểu. Người hát không có kẻ thưởng thức, trong khi ca trù cũng không phải là một nghề dễ dàng lập thân, lập danh, vậy nên ca trù mỗi lúc một giống với một thứ “đồ cổ” bày trong tủ kính...